17 tuổi mắc ung thư trực tràng, chuyên gia chỉ rõ 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh cần được khám sớm

Ung thư trực tràng có liên quan chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng. Bệnh được phát hiện sớm, tỷ lệ được chữa khỏi rất cao. Đáng tiếc là rất nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối.

Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi nhưng tỉ lệ mắc bệnh ung thư này trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ. Trường hợp của bệnh nhân 17 tuổi (người Chiết Giang, Trung Quốc) vừa qua là một đáng tiếc.

17-tuoi-mac-ung-thu-truc-trang-chuyen-gia-chi-ro-7-dau-hieu-canh-bao-benh-can-duoc-kham-som

Ảnh minh họa

Được biết, cậu bé được nhập viện trong tình trạng đau trướng bụng. Lúc đầu, gia đình nghĩ rằng con trai mình bị đau bụng do ăn phải thực phẩm, nhưng khi có triệu chứng sốt, gia đình đã cho con đi khám.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện hồi tràng của bệnh nhân có dấu hiệu bất thường. Qua khám chuyên sâu, bác sĩ kết luận bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn cuối, không còn cơ hội phẫu thuật. Bác sĩ cho biết thời gian sống của cậu là khoảng nửa năm.

Choáng váng trước kết luận của bác sĩ, gia đình vô cùng ân hận vì lẽ ra phải cho con đi khám tự lần bị tắc ruột cách đây 6 tháng. Bác sĩ giải thích đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm nhưng đã bị bỏ qua.

17-tuoi-mac-ung-thu-truc-trang-chuyen-gia-chi-ro-7-dau-hieu-canh-bao-benh-can-duoc-kham-som

Ảnh minh họa

Các bác sĩ cho biết, bệnh ung thư đại tràng, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đây là căn bệnh của người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc bệnh ung thư này trong nhiều năm gần đây tăng nhanh ở giới trẻ. Điều đáng tiếc là khi ung thư ruột được phát hiện khi hầu hết chúng đã ở giai đoạn nặng, khó chữa trị.

Cảnh giác 7 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư trực tràng

Chán ăn, đầy bụng

Đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Ngoài ra, người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện các cơn đau đáng kể ở bụng, khó chịu ở vùng dạ dày, từ đó gây ảnh hưởng và khó chịu ở toàn bộ vùng bụng, phổ biến là mệt mỏi phờ phạc và đau bụng từng cơn. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng trên, hãy tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Mệt mỏi, chóng mặt

Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Cân nặng giảm bất thường

Nếu cơ thể giảm cân bất thường, không rõ nguyên nhân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.

Táo bón

Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Tuy nhiên triệu chứng này có thể xuất hiện ở những bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác, tuy nhiên cũng không nên bỏ qua cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.

Đi ngoài phân nhỏ

Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu chứng tỏ trên đường đào thải ra bên ngoài phân của bạn đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết.

Đi ngoài kèm máu

Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư trực tràng, tuy nhiên có một sự trùng hợp là nhiều người sẽ nhầm lẫn triệu chứng này với các dấu hiệu của bệnh trĩ, và cuối cùng tự để bệnh phát triển quá lâu dẫn đến bệnh ngày càng nặng.

Theo GiaDinh