3 loại nước lọc KHÔNG bao giờ được uống vào buổi sáng vì có thể khiến cơ thể "rước đủ thứ bệnh"

Vừa ngủ dậy là thời điểm lý tưởng nhất để uống một cốc nước lọc, nhưng nếu uống 3 loại nước lọc dưới đây thì chỉ khiến cơ thể thêm mệt mỏi mà thôi.

Nước là nguồn gốc của sự sống, là yếu tố thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu, giữ ẩm cho da, vì vậy chúng ta cần duy trì lượng nước đầy đủ. Theo BS. TS. Từ Ngữ, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam: Nước chiếm khoảng 65% trọng lượng cơ thể, tùy theo độ tuổi, giới tính và hoạt động thể chất mà chúng ta cần bổ sung lượng nước cho phù hợp.

Trung bình mỗi ngày cơ thể mỗi người cần đến 1,5 lít nước từ thực phẩm, đồ uống để bù lại lượng nước đã mất và duy trì các chức năng cho cơ thể. Theo TS. Từ Ngữ, sáng sớm là thời điểm lý tưởng nhất trong ngày để uống một cốc nước lọc.

Tuy nhiên, 3 loại nước lọc sau đây lại không được khuyến khích uống vào buổi sáng vì sẽ gây hại sức khỏe.

3 loại nước không nên uống vào sáng sớm

1. Nước lọc đá

Vào mùa hè, nước đá giúp cơ thể sảng khoái hơn, thế nhưng nếu uống nước đá vào buổi sáng sẽ rất hại cơ thể. Lý do là vì sau khi ngủ dậy, cơ thể vẫn chưa hoạt động bình thường, việc lập tức uống nước lạnh sẽ gây co mạch máu của niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

3-loai-nuoc-loc-khong-bao-gio-duoc-uong-vao-buoi-sang-vi-co-the-khien-co-the-ruoc-du-thu-benh

Uống nước lạnh vào sáng sớm sẽ gây co mạch máu của niêm mạc dạ dày, gây đau dạ dày hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, uống nước đá vào buổi sáng khi cơ thể chưa hoàn toàn tỉnh táo có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu , gây đau họng, viêm thanh quản, viêm phế quản.

Hơn nữa, thói quen uống nước đá vào sáng sớm cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng sinh lý của hệ thống sinh sản, đặc biệt là phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, tổn thương tử cung .

2. Nước lọc đun sôi lâu ngày

Ai cũng nghĩ rằng nước đã được đun sôi thì chắc chắn sẽ tốt, nhưng bạn không biết rằng nước dù đã đun mà để lâu thì vẫn không tránh khỏi sự nhiễm khuẩn. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), nước càng để lâu càng bẩn vì đó là môi trường để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Hơn nữa, nếu nước được đun sôi nhiều lần thì có thể làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, làm mất oxy và một số nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.

3-loai-nuoc-loc-khong-bao-gio-duoc-uong-vao-buoi-sang-vi-co-the-khien-co-the-ruoc-du-thu-benh

Theo PGS Thịnh, nước chỉ nên đun sôi một lần và chỉ nên uống trong vòng 24 giờ. Nếu quá thời gian trên, các gia đình nên bỏ đi để đun lượng nước khác. Tuyệt đối không tích nước lọc cả tuần.

3. Nước lọc pha muối

Nước lọc hòa một chút muối được coi là thức uống có tác dụng khử trùng tốt. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng bạn nên uống nước muối vào sáng sớm bởi chế độ ăn nhiều muối từ lâu đã được cảnh giác rằng có thể gây cao huyết áp, tổn thương thận...

Hơn nữa, khi vừa ngủ dậy, dạ dày của bạn đang trong trạng thái rỗng, nếu uống nước muối sẽ khiến thực quản, niêm mạc dạ dày bị tác động, lâu ngày gây viêm loét.

3-loai-nuoc-loc-khong-bao-gio-duoc-uong-vao-buoi-sang-vi-co-the-khien-co-the-ruoc-du-thu-benh

Khi vừa ngủ dậy, dạ dày của bạn đang trong trạng thái rỗng, nếu uống nước muối sẽ khiến thực quản, niêm mạc dạ dày bị tác động.

Vậy nên uống nước như thế nào?

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, mỗi người nên uống 200-300ml nước lọc để làm sạch ruột và làm loãng máu, đánh thức cơ thể tỉnh táo hơn. Tốt nhất mọi người nên tiêu thụ nước ấm 40 độ C vào buổi sáng là thích hợp nhất.

Theo Trí thức trẻ