7 kiểu đồng nghiệp không ai muốn làm việc cùng, kiểu thứ nhất rất dễ bắt gặp

Mỗi người đều có một tính cách hoặc phong cách làm việc riêng, nhưng có những tính cách không phù hợp với môi trường công sở.

1. Hay than thở

7-kieu-dong-nghiep-khong-ai-muon-lam-viec-cung-kieu-thu-nhat-rat-de-bat-gap

Chắc chắn bạn sẽ gặp kiểu đồng nghiệp này nhiều lần trong đời. Họ có thể than thở nhiều chuyện từ công việc cho tới gia đình. Đặc điểm nổi bật ở họ thường là quan trọng hóa vấn đề, đem chuyện bé xé ra to để rồi lo lắng và phiền muộn.

Thời gian đầu bạn muốn chia sẻ để họ cảm thấy được thấu hiểu và đồng cảm. Nhưng dần dần, những người này vẫn không thay đổi theo hướng tích cực hơn mà còn xem bạn như một "thùng rác" để họ xả nỗi buồn của mình bất kỳ lúc nào và hay càu nhàu về mọi thứ. Điều đó làm bạn mệt mỏi.

2. Đồng nghiệp "mẹ thiên hạ"

Đây là kiểu người luôn muốn kiểm soát mọi thứ. Trong công ty, chỉ cấp trên mới là người có quyền được sai bảo, trách mắng khắt khe bạn. Ấy vậy mà vẫn có những người đồng nghiệp "trời giấu trời mang đi" hết cái duyên.

Họ không biết vị trí của họ chẳng qua cũng chỉ là những kẻ làm công ăn lương mà luôn nghĩ mình là "mẹ thiên hạ" ra lệnh cho người khác.

Thông thường, trong cuộc sống, họ là những người gia trưởng, sống ích kỷ. Tính cách này được họ mang hết vào nơi làm việc. Họ yêu cầu mọi việc phải diễn ra theo đúng ý mình, họ đối xử người khác như những tay sai.

3. Thánh mách lẻo

7-kieu-dong-nghiep-khong-ai-muon-lam-viec-cung-kieu-thu-nhat-rat-de-bat-gap

Cứ đồng nghiệp có vấn đề gì thì người này sẽ kể ngay với sếp. Từ chuyện nhỏ đến chuyện to, họ có thể kể vanh vách như thể đó là chuyện của họ.

Mọi hành động của đồng nghiệp đều trong tầm ngắm của họ, họ có thể kể chi tiết tường tận. Dù người trong cuộc vẫn đang tìm cách gỡ rối thì vấn đề đã tới tai sếp.

Lời khuyên cho "tuýp" người này là mỗi khi bạn muốn kể chuyện của ai đó cho người khác, hãy tự hỏi bản thân "người đó có làm gì hại bạn không? Người đó có làm gì hại người khác không?". Nếu câu trả lời là "không", vậy thì tại sao bạn lại muốn kể chuyện của người đó cho một ai khác?

Vì thế, trừ phi hành động của người kia thực sự gây tổn hại cho tổ chức, cho cá nhân một người nào đó… thì việc báo cáo của bạn cực kỳ được hoan nghênh. Còn nếu không, tốt nhất bạn nên im lặng và mặc kệ nó, vì dù gì tính mách lẻo này cũng không tốt cho sự nghiệp của bạn.

4. Chỉ biết đến bản thân

Kiểu đồng nghiệp này luôn đặt cái tôi lên trên, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân, luôn cho mình đúng và mắc phải cái bệnh gọi là "ảo tưởng sức mạnh". Dù làm việc tập thể hay cá nhân thì họ luôn muốn nhận tất cả thành quả đạt được, muốn được nhận lời khen và tìm cách bao biện cho thiếu sót của mình.

Đây là kiểu nhân viên rất tham vọng và muốn thăng tiến bằng mọi cách. Những đồng nghiệp kiểu này luôn tìm cách "dập tắt" ý kiến của mọi người dù đúng hay sai.

5. Đồng nghiệp "Em là người bị hại!"

Đóng vai nạn nhân mới là công việc chính của kiểu đồng nghiệp độc hại này. Gương mặt họ luôn được hóa trang bởi một lớp "thảo mai". Bình thường đối diện với chúng ta, họ đanh đá, thô lỗ, nhưng khi có mặt sếp ở đó, họ lại rất "diễn tròn vai".

Trong công việc, đồng nghiệp kiểu này khi gặp thất bại sẽ một mực cho rằng họ bị người khác hãm hại chứ không phải vì kém cỏi. Đối đầu khôn ngoan nhất là hãy dùng thực lực của bản thân, bởi cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra mà thôi!

6. Kẻ lười biếng

7-kieu-dong-nghiep-khong-ai-muon-lam-viec-cung-kieu-thu-nhat-rat-de-bat-gap

Ai đi làm rồi chắc chắn đã từng được giao những công việc mình không hề thích. Với những người lười biếng, khi bị giao những công việc như thế, họ sẽ làm việc với một thái độ rề rà, thiếu sinh lực và chỉ làm cho có để xong việc. Bạn góp ý thì OK, sửa. Góp ý tiếp thì sửa gì mà lắm thế, hoặc không thì thôi chú em muốn sửa gì thì tự sửa, việc của anh xem như xong rồi nhé.

Hãy nghĩ xem, nếu bạn không đặt 100% nỗ lực vào chuyện đang làm, bạn có thể phát triển kỹ năng và thăng tiến trong công việc không?

Tệ hơn, bạn đang làm cho đồng nghiệp và cấp trên thấy bạn chỉ là một người bất tài, vô dụng trong các dự án của công ty. Tất nhiên, bạn không cần phải năng nổ trong tất cả các dự án, nhưng ít nhất bạn phải hoàn thành tốt phần việc của mình.

7. Hai mặt

7-kieu-dong-nghiep-khong-ai-muon-lam-viec-cung-kieu-thu-nhat-rat-de-bat-gap

Kiểu đồng nghiệp này là đáng sợ nhất và bạn nên tránh xa, đề phòng họ. Thời gian đầu họ làm ra vẻ thân thiện và hòa đồng với bạn để chứng tỏ rằng họ là người đồng nghiệp tốt bụng. Họ khen, tâng bốc hoặc giúp đỡ một số việc.

Nhưng chỉ một thời gian sau, họ nhanh chóng trở mặt khi bạn "sa cơ lỡ vận". Họ sẵn sàng nói xấu bạn với đồng nghiệp hoặc sếp khiến mọi người hiểu lầm và chán ghét bạn. Vì thế tốt nhất đừng chia sẻ quá nhiều chuyện với những kiểu đồng nghiệp như vậy nhé!

Theo GiaDinh