Ăn nhiều, ngon miệng rồi sớm ung thư: Ăn thế nào mới đúng để sống khỏe chứ không chết bệnh?

Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng rất quý giá nhưng rất buồn khi mặt trái của nó lại có thể gây ra bệnh tật nếu chúng ta ăn uống vô độ.

Người xưa có câu "bệnh từ miệng mà ra" hàm ý rằng ăn uống không tốt, cơ thể sẽ sinh ra nhiều bệnh. 

Thực tế việc tiết chế ăn uống không hề đơn giản. Mặc dù nhiều người biết rõ rằng, ăn uống sai cách có thể gây hại, nhưng họ lại không thể "bớt" khẩu phần của mình, bởi để thỏa mãn cảm giác thèm ăn và nhu cầu gặp gỡ, giao lưu.

an-nhieu-ngon-mieng-roi-som-ung-thu-an-the-nao-moi-dung-de-song-khoe-chu-khong-chet-benh

Nhiều người biết rõ hệ lụy của việc ăn uống bừa bãi nhưng không thể bớt khẩu phần ăn của mình. Ảnh minh họa

Đã nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, thói quen sống hàng ngày của mỗi người ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của họ. Trong đó, thực phẩm cũng là ". Nếu ăn đúng cách thì đấy là nguồn dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho sức khỏe. Nhưng nếu ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn phải thực phẩm bẩn, nhiễm hóa chất thì đây chính là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư.

Chia sẻ với VTV, bác sĩ Nguyễn Công Toàn, Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương cho biết: Thực phẩm là nguồn rất quý giá nhưng rất buồn khi nó lại gắn liền với bệnh tật. Đã đến lúc phải gióng hồi chuông báo động cho nhân dân Việt Nam biết những thống kê của Bệnh viện K cho thấy: Thực phẩm chiếm khoảng 1/3 trong số nguyên nhân gây ung thư cho bệnh nhân ở đây.

an-nhieu-ngon-mieng-roi-som-ung-thu-an-the-nao-moi-dung-de-song-khoe-chu-khong-chet-benh

Ăn cay, uống nóng là nguyên nhân gây tổn thương đến thực quản và hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa

Câu hỏi đặt ra là, liệu chúng ta phải làm gì để có thể sống khỏe mạnh và trường thọ hơn? Theo các chuyên gia, hãy thay đổi ngay từ bây giờ 4 thói quen ăn uống gây hại đây:

Không ăn quá mặn

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày có thể chia thành hai nhóm đó là: ngoại sinh và nội sinh, trong đó nguy cơ ngoại sinh đầu tiên phải kể đến đó chính là chế độ ăn uống.

Việc ăn mặn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh tim mạch, huyết áp mà còn tác động trực tiếp lên lớp niêm mạc bao phủ thành dạ dày, gây tổn thương dẫn đến những chất độc, vi khuẩn dễ tấn công vào dạ dày khiến chúng tổn thương, theo thời gian phát triển thành ung thư.

Không ăn cay, uống nóng

Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) phối hợp với Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) cùng nghiên cứu, phân tích về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và ung thư. Các nghiên cứu cho thấy, dùng đồ uống ở nhiệt độ 65 độ C hoặc cao hơn có thể làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh ung thư thực quản.

Theo đó, việc ăn, uống đồ nóng có nhiệt độ cao dẫn đến tổn thương mô, niêm mạc thực quản, rồi tới viêm thực quản, viêm vòm họng và tổn thương niêm mạc của hệ tiêu hóa từ miệng trở vào. Tình trạng viêm kéo dài theo thời gan có thể dẫn đến ung thư vòm họng, thực quản, dạ dày...

Do vậy, bạn nên để thức ăn nguội bớt trước khi ăn vào miệng, hạn chế dùng nhiều đồ cay nóng như rượu bia có độ cồn cao.

an-nhieu-ngon-mieng-roi-som-ung-thu-an-the-nao-moi-dung-de-song-khoe-chu-khong-chet-benh

Hạn chế chiên, xào, nướng ở nhiệt độ cao. Ảnh minh họa

Không tích trữ nhiều đồ ăn

Một trong những thói quen ăn uống cực sai lầm có thể dẫn đến ung thư hiện nay chính là thói quen ăn thịt để lâu trong tủ lạnh. Không phải là 1-2 ngày, không phải là 1 tuần, nhiều người có thói quen tích trữ thịt đến hàng tháng, hàng năm trời dù chỉ bảo quản sơ sài, sau đó vẫn lôi ra ăn uống bình thường.

Trong thực tế, các vi khuẩn và ký sinh trùng nguyên bản vẫn ở bên trong miếng thịt, dần sản sinh độc tố và xâm nhập vào miếng thịt dù cho chúng ta đã để đông lạnh. Ăn loại thịt này về lâu dài sẽ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

an-nhieu-ngon-mieng-roi-som-ung-thu-an-the-nao-moi-dung-de-song-khoe-chu-khong-chet-benh

Ảnh minh họa

Chỉ thích ăn thịt, không ăn trái cây, rau quả

Việc lười ăn rau xanh cũng có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do các dưỡng chất có trong rau xanh và trái cây sẽ đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể ra ngoài, từ đó giúp cơ thể luôn ổn định, khỏe mạnh. Vậy nên, các chuyên gia sức khỏe luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ăn rau xanh mỗi ngày để giúp bạn giảm bớt nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Để phòng chống bệnh tật trong ăn uống hàng ngày, mọi người cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.

an-nhieu-ngon-mieng-roi-som-ung-thu-an-the-nao-moi-dung-de-song-khoe-chu-khong-chet-benh

Ảnh minh họa

- Nên ăn chất béo lành mạnh như chất béo không no (cá hồi, dầu oliu, các loại hạt, bơ) và omega-3s; tránh các chất béo no như các sản phẩm chiên rán, hạn chế chất béo từ thịt đỏ và sữa.

- Hạn chế đường và tinh bột.

- Hạn chế thịt chế biến sẵn (thịt hộp, xúc xích) và thịt đỏ (bò, lợn).

- Hạn chế chiên, xào, nướng ở nhiệt độ cao.

- Không ăn thức ăn có dấu hiệu ôi, thiu, mốc.

- Hạn chế rượu, bia.

- Luyện tập thể dục, duy trì cân nặng thường xuyên.

Theo GiaDinh