Ăn những thực phẩm có chỉ số no cao này, chị em không bao giờ lo mỡ thừa kéo đến

Những thực phẩm này không chỉ giúp giúp bạn ngăn ngừa cơn thèm ăn vặt suốt cả ngày, từ đó giúp bạn không bị tăng cân, tăng mỡ thừa.​

Bạn đang muốn giảm ăn vặt, giảm mỡ thừa hay giảm cân nhưng lại chưa biết nên chọn loại thức ăn nào vào chế độ ăn kiêng của mình, hãy bổ sung ngay những món ăn có chỉ số no lâu dưới đây.

an-nhung-thuc-pham-co-chi-so-no-cao-nay-chi-em-khong-bao-gio-lo-mo-thua-keo-den
 
an-nhung-thuc-pham-co-chi-so-no-cao-nay-chi-em-khong-bao-gio-lo-mo-thua-keo-den
 
an-nhung-thuc-pham-co-chi-so-no-cao-nay-chi-em-khong-bao-gio-lo-mo-thua-keo-den
 
an-nhung-thuc-pham-co-chi-so-no-cao-nay-chi-em-khong-bao-gio-lo-mo-thua-keo-den
 
an-nhung-thuc-pham-co-chi-so-no-cao-nay-chi-em-khong-bao-gio-lo-mo-thua-keo-den
 
an-nhung-thuc-pham-co-chi-so-no-cao-nay-chi-em-khong-bao-gio-lo-mo-thua-keo-den
 
an-nhung-thuc-pham-co-chi-so-no-cao-nay-chi-em-khong-bao-gio-lo-mo-thua-keo-den
 

Hướng dẫn cụ thể chế độ ăn giúp giảm tối đa lượng mỡ thừa

- Hãy nạp ít năng lượng hơn bằng cách trước mỗi bữa ăn uống một cốc nước, ăn một bát canh rau hoặc một đĩa rau luộc để tạo cảm giác no, làm giảm bớt lượng thức ăn khác ăn vào trong bữa ăn;

- Không nên ăn cố, ăn hết thức ăn còn dư lại sau mỗi bữa ăn; để tránh lãng phí không nên nấu nhiều món ăn trong một bữa hoặc nấu số lượng quá nhiều;

- Giảm bớt những thức ăn cung cấp nhiều năng lượng như: cơm, bánh mì, dầu mỡ, bơ, kem, phomai, các loại kẹo và bánh ngọt; hạn chế ăn đường, tối đa chỉ nên ăn 10 - 20g/ngày;

- Nên uống nước đun sôi để nguội, nước trà xanh, nước rau luộc, nước quả tươi không đường, sữa đậu tương không đường, sữa bột tách bơ không đường và hạn chế rượu, bia, nước ngọt. Nên uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày;

- Tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn, ăn quả chín ở mức vừa phải không quá 500g/ngày, chọn loại quả ít ngọt. Khi ăn nên ăn cả quả, hạn chế vắt nước các loại quả như cam, quýt vì ăn cả quả sẽ cung cấp nhiều chất xơ và có tác dụng kéo chất mỡ dư thừa ra ngoài qua phân, chống táo bón;

- Nên ăn thịt nạc, cá, tôm, cua, đậu phụ, hạn chế ăn nội tạng, lòng đỏ trứng vì chúng chứa nhiều cholesterol và chất béo khác;

- Khi chế biến thức ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp thay vì xào, rán để giảm lượng dầu mỡ vì ăn nhiều dầu thực vật sẽ bị béo;

- Nên ăn nhiều vào bữa sáng, giảm dần về trưa, hạn chế về buổi tối. Nên ăn đều đặn và không bỏ bữa. Giai đoạn đầu nên chia thức ăn làm nhiều bữa để làm dạ dày thu dần nhỏ lại, tránh bị hạ đường huyết do việc chưa quen ăn ít. Các bữa ăn phụ nên lựa chọn hoa quả ít ngọt hoặc các loại thức ăn ít năng lượng như: khoai tây, khoai lang luộc, sắn luộc, sữa đậu tương không đường;

- Khi thực hiện chế độ ăn uống không nên cắt giảm đột ngột, mà giảm từ từ mỗi ngày một ít, khi ăn nên ăn chậm và nhai kỹ;

- Hạn chế ăn tiệm và hàng quán, bớt dự tiệc chiêu đãi, liên hoan nếu có thể từ chối được.

Theo GiaDinh