Bạn nên rửa tay sau khi chạm tiền nếu không muốn bị nhiễm khuẩn

Theo nghiên cứu, tiền giấy lưu thông mỗi ngày được chuyền tay từ hàng chục đến hàng trăm người, và cứ mỗi lần như thế, tiền lại nhận thêm vô số vi khuẩn và thực sự biến thành ổ gây bệnh rất nguy hiểm.

ban-nen-rua-tay-sau-khi-cham-tien-neu-khong-muon-bi-nhiem-khuan

Nghe có vẻ khó tin nhưng theo các chuyên gia, những vật dụng quen thuộc mà rất nhiều người vẫn dùng hằng ngày như điện thoại thông minh, tay nắm cửa, đồ dùng nhà bếp… thường ít được chúng ta quan tâm và vệ sinh khiến chúng chứa rất nhiều loại vi khuẩn gây hại. Và nếu sau khi cầm nắm vào những vật dụng này mà tay lại không được rửa thường xuyên sẽ rất dễ mắc bệnh cúm, tiêu chảy, tay chân miệng…

Tiền

Theo các chuyên gia, trong các loại tiền thì tiền giấy là bẩn nhất do đặc tính thấm hút và lưu giữ vi khuẩn cao, tiền polyme chứa ít vi khuẩn hơn vì không thấm nước. Thông thường tiền được truyền qua rất nhiều người  nên chúng ẩn chứa hàng loạt vi khuẩn gây mụn trứng cá, tả, thương hàn… Những người thường xuyên phải tiếp xúc với tiền như nhân viên ngân hàng, chủ kinh doanh, thu ngân... nên thường xuyên rửa tay sạch bằng các chất tẩy rửa an toàn. Đồng thời, hạn chế thói quen vừa đếm tiền, vừa đưa tay lên miệng.

Các nhà khoa học đã thử kiểm tra tờ 1 đô la từ một ngân hàng ở New York (Mỹ), kết quả là họ đã tìm thấy hàng trăm vi sinh vật, bao gồm cả vi khuẩn miệng và âm đạo, và DNA từ vật nuôi và virus trong tờ tiền này. Ngoài ra, một số tiền mặt và tiền xu thậm chí còn chứa mầm bệnh nguy hiểm  như E. coli và salmonella.

ban-nen-rua-tay-sau-khi-cham-tien-neu-khong-muon-bi-nhiem-khuan

Công tắc điện

Chúng ta thường sử dụng công tắc điện bất cứ lúc nào, kể cả khi tay bẩn hoặc sạch nhưng rất ít người để ý đến việc vệ sinh các công tắc điện trong nhà nên lâu ngày chúng trở thành nơi trú ngụ của vô vàn vi khuẩn. Vì thế hãy thường vệ sinhcông tắc điện, hoặc không có thời gian vệ sinh chúng thì sau khi chạm tay vào công tắc bạn nên rửa tay sạch sẽ. 

Lược chải đầu

Răng lược thường xuyên tiếp xúc với chất nhờn tiết ra trên da đầu nên rất dễ bám bụi. Nếu không được cọ rửa thường xuyên, những chiếc răng lược sẽ là môi trường rất lý tưởng cho vi khuẩn cư trú và gây bệnh cho da đầu. Theo các chuyên gia, mỗi nang tóc có thể chứa đến 50.000 vi khuẩn và những chiếc lược kém vệ sinh có thể là nguyên nhân làm gia tăng lượng vi khuẩn này. 

ban-nen-rua-tay-sau-khi-cham-tien-neu-khong-muon-bi-nhiem-khuan

Tay cầm hoặc tay nắm cửa ở những nơi công cộng

Các bác sĩ da liễu tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia cho biết, rửa tay là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn ở những vật dụng tay ta thường tiếp xúc như tay cầm hoặc tay nắm cửa ở những nơi công cộng.

Thế nên sau khi di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng, hoặc sau khi chạm tay vào những nơi nhiều người liên tục chạm vào cùng một bề mặt như tay vịn trên thang cuốn, tay nắm cửa phòng vệ sinh… thì bạn cần rửa tay sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn gây bệnh.

Thực đơn tại các hàng quán

Sau thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đến từ Đại học Arizona cho rằng, nhà hàng là nơi chứa nhiều vi trùng, trong đó thực đơn là thứ xuất hiện nhiều nhất. Họ phát hiện ra rằng trên thực đơn có tới 185.000 sinh vật vi khuẩn vì rất nhiều người chạm vào nó. 

ban-nen-rua-tay-sau-khi-cham-tien-neu-khong-muon-bi-nhiem-khuan

Đồ dùng văn phòng

Theo các chuyên gia, hầu hết mọi thứ đồ dùng trong văn phòng đều có chứa vi trùng hoặc vi khuẩn, đặc biệt là những chiếc bút công cộng được nhiều người sử dụng. Theo các nhà khoa học, có thể có hơn 46.000 vi trùng trên những cây bút như thế. Ngoài ra thì tay vịn ghế và tay nắm cửa cũng là những nơi chứa nhiều vi khuẩn trong văn phòng. Hãy dành vài phút sau khi bước vào văn phòng để rửa tay thật sạch.

Bàn phím máy tính

Ngoài các vật dụng văn phòng thì bàn phím máy tính cũng là nơi được các chuyên gia xem là “siêu bẩn”. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, bàn phím máy tính có số lượng vi khuẩn còn nhiều hơn cả bồn cầu. Bàn phím là vật dụng thường xuyên tiếp xúc với ngón tay, và tay chúng ta thì tiếp xúc với đủ thứ vi khuẩn. Thói quen vừa ăn uống vừa làm việc cũng giúp cho vi khuẩn phát sinh mạnh mẽ (thức ănrơi vãi lên bàn phím), lâu ngày bàn phím sẽ tích tụ lại thật nhiều vi khuẩn.

Động vật

Không phải ai cũng rửa tay sau khi chạm vào vật nuôi hoặc động vật, nhưng theo các bác sĩ và chuyên gia sức khỏe, vật nuôi trong nhà có thể là nguồn lây nhiễm của nhiều bệnh khác nhau. Nguy hiểm hơn, vì chúng được xem là thú cưng và thường được coi là thân thiện với gia đình nên việc rửa tay đôi khi bị nhiều người bỏ qua.

Điện thoại thông minh

Điện thoại thông minh cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Các chuyên gia cho biết, cứ 2,54 cm2 trên điện thoại thì có đến 25.000 vi khuẩn ẩn nấp, và con số này nhiều gấp 10 lần so với bồn vệ sinh trong toa lét. 

ban-nen-rua-tay-sau-khi-cham-tien-neu-khong-muon-bi-nhiem-khuan

Màn hình cảm ứng

Ngày nay, công nghệ màn hình cảm ứng đã được ứng dụng ở khắp mọi nơi, từ chiếc điện thoại cá nhân cho tới các dịch vụ công cộng, vì vậy chúng ta cũng được khuyến cáo phải rửa tay ngay sau khi chạm vào bất kỳ màn hình cảm ứng công cộng nào. Đặc biệt, các chuyên gia khuyên cần rửa tay ngay sau khi chạm vào các máy kiosk ở sân bay hoặc các địa điểm giao thông công cộng.

Đồ vật trong nhà bếp

Ít người biết rằng nhà bếp là nơi chứa nhiều mầm bệnh nhất nhì trong gia đình, và  thớt và giẻ rửa bát chính là đồ vật chứa nhiều vi khuẩn nhất. Các nhà khoa học sau một nghiên cứu đã tìm thấy có tới 326 loài vi khuẩn khác nhau sống trên miếng giẻ lau nhà bếp. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, lượng vi khuẩn ở thớt nhiều gấp 200 lần vi khuẩn trên bệ toilet. Chỉ rửa thớt bằng nước sau khi sử dụng sẽ không thể loại bỏ hết được vi khuẩn. Thế nên, tốt nhất là chúng ta cần trang bị 2 chiếc thớt trong nhà, một chiếc để chặt, thái đồ sống và chiếc khác dành cho thức ăn chín.

ban-nen-rua-tay-sau-khi-cham-tien-neu-khong-muon-bi-nhiem-khuan

Hộp đựng xà phòng

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Arizona (Mỹ) cũng đã cho biết rằng các hộp đựng xà phòng (loại có thể bơm lại) cũng chứa đầy mầm bệnh. Các nhà khoa học cho biết, những hộp đựng xà phòng dạng này thậm chí còn có thể truyền nhiều vi khuẩn hơn là vi khuẩn trong nhà vệ sinh,

Không còn cách nào khác để loại bỏ những nguy cơ nhiễm bệnh như trên ngoài việc chúng ta phải thường xuyên vệ sinh và chú ý đến những vật dụng dễ bị bỏ bê này. Hầu hết vi khuẩn đều vào cơ thể thông qua đôi bàn tay, do vậy, chúng ta nên tuân thủ nguyên tắc rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn. Có thể nói, trong tất cả mọi trường hợp thì phòng bệnh vẫn luôn tốt hơn chữa bệnh, nên bạn hãy đề phòng ngay khi mình còn có thể nha.

Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa

Rước cả ổ vi khuẩn vào người vì thói quen dùng bàn chải đánh răng sai lầm

Chúng ta thường cho rằng các vấn đề răng miệng là do vệ sinh răng chưa đúng cách hoặc chế độ ăn uống có vấn đề. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự có thể đến từ chính việc bảo quản bàn chải đánh răng của bạn. Hãy nhớ 7 lưu ý quan trọng về cách giữ bàn chải đánh răng để giúp bản thân và gia đình bạn tránh khỏi bệnh tật không đáng có...

- Giữ bàn chải luôn luôn được khô ráo.

- Để bàn chải đánh răng cách xa bồn cầu.

- Vệ sinh sạch sẽ bàn chải sau khi sử dụng.

- Không để chung bàn chải với người khác.

- Thay mới bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng/lần.

- Tuyệt đối không được dùng chung bàn chải với bất kì ai.

- Vệ sinh bàn chải định kì, ít nhất là 1 tuần/1 lần.

- Không giữ bàn chải trong hộp nhựa.

Theo Bestie