Bạn thân nói Anh Vũ uống quá nhiều thuốc ngủ, bác sĩ lý giải sự thật

Ban đầu, khi có những căng thẳng, mất ngủ, rối loạn, ca sĩ, diễn viên sử dụng liều thấp, nhưng sau uống dần thấy hiệu quả nên lạm dụng, gây nghiện, thậm chí có thể gây tử vong.

Sự ra đi của diễn viên hài Anh Vũ khiến rất nhiều người hâm mộ, đồng nghiệp bàng hoàng, xót xa. 

Gia đình nam diễn viên cho biết, tại Mỹ, anh đi diễn về khuya, tắm muộn và ra đi sau cơn đột tử.

ban-than-noi-anh-vu-uong-qua-nhieu-thuoc-ngu-bac-si-ly-giai-su-that

Nhiều đồng nghiệp cho biết, nam diễn viên hài Anh Vũ uống nhiều thuốc ngủ.

Trước đó, nghệ sĩ Minh Nhí chia sẻ, người bạn thân của diễn viên Anh Vũ ở Mỹ nói, ngày hôm trước, Vũ đang ăn cơm thì gục xuống bàn ngủ gà ngủ gật.

Cô ấy hỏi thì Vũ nói là mới uống 5 viên thuốc ngủ vì không ngủ được. Không biết tối đó, Vũ có uống thuốc ngủ nữa không mà Vũ ngủ luôn không dậy nữa” – nghệ sĩ Minh Nhí nói.

Nam đồng nghiệp với Anh Vũ cũng cho biết, diễn viên hài 47 tuổi uống thuốc ngủ nhiều. “Tôi nhớ có lần tôi với Vũ đi lưu diễn, tôi không ngủ được, Vũ cho tôi 1 viên, nhưng tôi uống nửa viên là ngủ tới Mỹ mới thức dậy. Thế mà Vũ uống 5 viên.

Loại thuốc ngủ đó rất mạnh, lại có tác dụng phụ là mất trí nhớ nên tôi rất hạn chế dùng (...) Vũ nói, không uống thuốc ngủ là Vũ không ngủ được. Vũ uống riết bị lờn thuốc nên tự tăng số lượng lên" – Minh Nhí cho hay.

Chia sẻ về việc lạm dụng thuốc ngủ chiều 3/4, TS Dương Minh Tâm – Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nhiều diễn viên, ca sĩ sử dụng thuốc ngủ để giải toả lo âu.

Đa phần thuốc ngủ trên thị trường đều có tác dụng giải toả lo âu” – BS Tâm nói.

Liên quan đến trường hợp nam diễn viên hài Anh Vũ, TS Tâm cho biết, không ai kê 5 viên thuốc giải lo âu 1 ngày. Nhưng trên thực tế vẫn có nhiều người lạm dụng.

Khi bệnh nhân đến bệnh viện, có triệu chứng rối loạn lo âu, chúng tôi phải chỉ định thuốc ngủ trong một thời gian nhất định. Nhưng tôi nhấn mạnh là phải dùng đúng chỉ định và có kiểm soát” – TS Tâm khẳng định.

Theo vị chuyên gia này, diễn viên, ca sĩ là những người chịu nhiều áp lực, stress trong cuộc sống, công việc hoặc hay rối loạn thích ứng. Ban đầu, khi có những căng thẳng, mất ngủ, rối loạn, họ sử dụng liều thấp, nhưng sau uống dần thấy hiệu quả nên thường lạm dụng, gây nghiện, thậm chí tử vong.

Trong khi đó, theo các bác sĩ chuyên ngành Tâm thần học, rối loạn giấc ngủ có thể được hiểu là giấc ngủ bị giảm về thời lượng và/hoặc giảm về chất lượng. Về thời lượng, giấc ngủ bị giảm xa dưới mức trung bình (7 - 8 giờ mỗi ngày); về chất lượng, giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không sâu.

Hậu quả là cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý...

Rối loạn giấc ngủ có thể có nguyên căn như do bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản... và cũng có thể vô căn như stress, lo âu, trầm cảm…

Phải tìm nguyên ngân mất ngủ, không thể tự ý sử dụng thuốc ngủ” – TS Tâm khẳng định.

Mất ngủ kéo dài, mạnh dạn đi gặp bác sĩ tâm thần

TS Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho rằng hầu hết những bệnh nhân mất ngủ triền miên đều đến các bệnh viện đa khoa khám hoặc tin lời quảng cáo mua thuốc trị mất ngủ thay vì tìm gặp các bác sĩ tâm thần.

BS Phạm Văn Trụ, Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết, khi bị mất ngủ kéo dài, người bệnh nên đi khám ở các cơ sở y tế, gặp bác sĩ tâm thần để được điều trị đúng phác đồ.

Điều trị mất ngủ không đơn thuần là chỉ dùng thuốc. Vệ sinh giấc ngủ để chuẩn bị cho giấc ngủ ngon là điều rất cần thiết. Đa số bệnh nhân nữ đến khám mất ngủ chưa chuẩn bị tốt cho giấc ngủ và đều khai “không nghĩ gì mà vẫn không ngủ được”.

Điều cần thiết là giải quyết những “mắc mớ” cản trở trong sinh hoạt, quan hệ hàng ngày có thể tạm nhẹ đầu và dễ ngủ. Nên uống sữa hay dùng thức ăn nhẹ hâm nóng, uống thuốc theo căn dặn, thưởng thức “gu” nhẹ nhàng như xem tivi chương trình ưa thích khi nào buồn ngủ thì đi nằm, tránh đi nằm đếm số, đọc kinh chờ giấc ngủ đến, tránh luyện tập hay đi bộ cho mệt để dễ ngủ.

Khi “đầu óc” thoải mái hay thỏa mãn với câu nói, giọng hát, tiếng cười của những nhân vật “thật hay ảo” đều có thể giúp chúng ta dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Theo GiaDinh