Bé bị xước măng rô do thiếu chất gì?



Bé bị xước măng rô tuy không gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng đây chính là tín hiệu báo động con đang bị thiếu chất.

Nguyên nhân của hiện tượng xước măng rô (hay còn gọi là xước móng rô) ở trẻ

Theo bác sĩ Phạm Thị Hồng Nhung (bệnh viện Quốc gia Hà Nội), nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng xước măng rô là do cơ thể thiếu vitamin C và axít folic. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân chủ quan khác như công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa (nước rửa bát, xà phòng, xà bông)… Do thói quen thường xuyên cắn móng tay, hay đơn giản chỉ là do cơ thể có sự thay đổi nội tiết khi sắp đến ngày kinh nguyệt.

Cũng theo bác sĩ Nhung, xước măng rô nhìn bề ngoài chỉ là một sợi da nhỏ, nhưng nếu xử lý không đúng cách thì sẽ cực kỳ đau đớn, trường hợp nặng sẽ bị chảy máu, mưng mủ, nhiễm trùng rồi hoại tử ngón tay, ngón chân.

Bé bị xước măng rô do thiếu chất gì?

Trẻ bị xước móng rô là biểu hiện của việc thiếu vitamin C và acid folic.

Biện pháp xử lý khi trẻ xước măng rô

Bé bị xước măng rô do thiếu chất gì?
Vệ sinh sạch sẽ, dùng kìm bấm móng tay

Do thói quen của đa phần những người bị xước măng rô sẽ ra xử lý bằng tay hoặc miết đi miết lại nhiều lần với suy nghĩ sợi da sẽ đứt, nhưng ngược lại điều đó sẽ khiến cho sợi da thêm xước sâu, chỉ khi thấy đau thì tìm cách xử lý khác.

Khi trẻ bị xước măng rô bạn phải chú ý vệ sinh tay bé thật sạch. Dùng kìm cắt các vết xước, có thể sử dụng kem bôi dành cho trẻ nhỏ giúp mềm vết xước và mau lành. Sau đó tránh động vào vết xước, vi khuẩn ở ngón tay sẽ làm vùng xước bị sưng tấy và nhiễm trùng.

Đưa trẻ đi khám

Nếu trẻ bị xước măng rô nặng và kéo dài, mẹ cũng nên đưa bé đi khám các cơ sở da liễu để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị cho bé.

Trẻ bị xước móng rô nên ăn gì?

Bé bị xước măng rô do thiếu chất gì?

Các chuyên gia cho biết trẻ bị xước măng rô nên bổ sung vitamin C và Acid folic. Tuy nhiên, tốt nhất và bền vững nhất vẫn là bổ sung các món ăn giàu vitamin C và Acid folic cho bé.

Trong đó, các loại trái cây giàu giàu vitamin C như: bưởi, cam, quýt, dưa bở, rau cải bắp, súp lơ, ớt đỏ, khoai tây, dâu tây…

Các thực phẩm giàu acid folic như: các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, nước cam ép, gan động vật (bò, gà, lợn), các hạt nảy mầm (mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…).

Theo PhuNuNews