Bể bơi công cộng: Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm chết người này!

Các quan chức y tế Hoa Kỳ khuyến cáo người dân không nên đi bơi tại các bể bơi công cộng do nguy cơ lây nhiễm tiêu chảy.

Cảnh báo xuất hiện sau khi một báo cáo cho biết  tám người Mỹ đã chết, và 30.000 người bị ốm do vi khuẩn ở các bể bơi công cộng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2014.

Phần lớn các bệnh là do ký sinh trùng gọi là cryptosporidium, một vi sinh vật có thể gây ra bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa (cryptosporidiosis) chủ yếu liên quan đến chứng tiêu chảy (crypto tiêu hóa) có thể có hoặc không có chứng ho dai dẳng (crypto hô hấp) trên cả hệ miễn dịch lẫn suy giảm miễn dịch ở người. Loại vi sinh vật này có thể đến từ phân của người bị bệnh, nó có thể sống sót ở trong nước chứa clo với mức độ trung bình và lây nhiễm sang những người khác. Đây cũng là lý do tại sao những người bị bệnh được khuyến cáo không nên bơi.

Michele Hlavsa, Giám đốc chương trình Bơi lội lành mạnh của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết: “Việc nuốt một ngụm nước chứa crypto có thể khiến trẻ em và người lớn khỏe mạnh bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn. Clo không thể giết crypto nhanh chóng.”

 Tám người Mỹ đã chết, và 30.000 người bị ốm do vi khuẩn ở các bể bơi công cộng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2014

Trong một năm, trung bình có 15 đợt dịch do đi bơi và khoảng 1.800 bệnh liên quan. 493 ổ dịch được ghi nhận trong suốt 14 năm kể từ năm 2000 đã gây ra ít nhất 27.219 ca bệnh và 8 ca tử vong. Hơn một nửa số vụ dịch bắt đầu vào mùa hè, mùa cao điểm cho việc bơi lội. Phần lớn các bệnh (89%) là do crytosporidium, còn được gọi là 'Crypto'. Vi khuẩn này lây lan trong hồ bơi khi ai đó bị bệnh và những người bơi lội khác nuốt phải nước bị ô nhiễm cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Vi khuẩn legionella và pseudomonas cũng là nguyên nhân dẫn đến các đợt bùng phát này, với 16% dịch bệnh do legionella gây ra và 13% do pseudomonas gây ra. 

Legionella có thể gây viêm phổi nặng và các triệu chứng tương tự như cúm. Pseudomonas có thể gây phát ban.

Nếu bể bơi hoặc sân chơi dưới nước không được làm sạch đúng cách, vi khuẩn có thể phát triển và hình thành chất nhờn được gọi là màng sinh học trên bề mặt ẩm ướt. 

Legionella và pseudomonas có thể sống trong màng sinh học này. Các màng sinh học cũng đóng vai trò giúp bảo vệ các loại vi khuẩn do vậy mà việc tiêu diệt vi khuẩn với chất khử trùng diệt khuẩn trở nên khó khăn hơn.

CDC cảnh báo rằng các nhà kinh doanh bể bơi cần phải duy trì các phương pháp làm sạch thích hợp và sử dụng lượng chất khử trùng  hợp lý để ngăn vi khuẩn phát triển có thể gây bệnh cho người bơi.

An Nhiên

Theo VietQ