Bệnh nhân Covid-19 t.ử v.ong ở tuổi 36

Ngày 26/8, Bộ Y tế thông báo ca tử vong Covid-19 thứ 28 tại Việt Nam. Đây là bệnh nhân nam 36 tuổi ở Quế Sơn, Quảng Nam.

Theo đó, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân Covid-19. Đây là ca mắc Covid-19 tử vong thứ 28 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.

benh-nhan-covid-19-tu-vong-o-tuoi-36

28 bệnh nhân tử vong do Covid-19 ở Việt Nam đều là các bệnh nhân có bệnh lý nền, mãn tính.

Ca tử vong là bệnh nhân 758 (BN 758), nam giới, 36 tuổi, địa chỉ: Đông Phú, Quế Sơn, Quảng Nam.

Bệnh nhân 36 tuổi nhưng có tiền sử bệnh thận mạn giai đoạn cuối, thẩm phân phúc mạc 12 năm, suy tim, tăng huyết áp.

Tối ngày 25/8, bệnh nhân tử vong tại Trung tâm y tế Hòa Vang với chẩn đoán: Viêm phổi do Covid-19, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, tăng huyết áp, suy tim, thẩm phân phúc mạc.

Trước đó, chiều 25/8 tại cuộc hội chẩn trực tuyến đánh giá về các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng của Bộ Y tế, bệnh nhân 758 cũng được các chuyên gia đánh giá là 1 trong 15 ca mắc Covid-19 tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. 

Tại thời điểm hội chẩn, bệnh nhân tiền sử suy thận mạn và có sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm phổi, tình trạng sức khỏe suy kiệt, nguy cơ tử vong gần.

GS.TS Nguyễn Gia Bình- Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng đánh giá, hiện nay vẫn còn nhiều bệnh nhân nặng, các chuyên gia đang nỗ lực hết mình để cứu sinh mạng các bệnh nhân này.

Theo thống kê, hiện còn khoảng 30 trường hợp tiên lượng nặng. Trong số này có 14 bệnh nhân rất nặng (ca 758 đã tử vong), nhiều trường hợp có nguy cơ tử vong cao.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã điều trị khỏi 592/1.029 ca mắc Covid-19,  28 ca tử vong.

Các ca tử vong đều liên quan đến vụ dịch khởi phát ở Đà Nẵng từ 25/7 đến nay, với các bệnh nhân tử vong đều là người có cao tuổi, người có bệnh lý nền nặng như suy thận mạn, ung thư, suy hô hấp, tăng huyết áp, đái tháo đường....

Hiện trong số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế, đã có 167 trường hợp âm tính từ 1-3 lần với  SARS-CoV-2.

Tú Anh

Theo Dân Trí

---

Xem thêm:

BN416 hai phổi đông đặc khó hồi phục, nặng hơn cả bệnh nhân phi công Anh

Hiện bệnh nhân 416 phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO, máy thở. Đánh giá trên siêu âm phổi cho thấy đông đặc phổi của bệnh nhân còn nhiều và có tình trạng xơ phổi.

Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân 416 - trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 trong đợt dịch mới - diễn biến vẫn rất nặng. Đây không phải lần đầu trường hợp bệnh nhân 416 được đưa ra hội chẩn toàn quốc.

Bệnh nhân được đặt ECMO - thiết bị tim phổi nhân tạo - một ngày (24/7) trước khi chính thức được công bố dương tính SARS-CoV-2 (25/7), do diễn biến tăng nặng rất nhanh. Ngày 6/8, bệnh nhân này được chuyển sang khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Đến nay, người đàn ông 57 tuổi đã có 31 ngày chạy ECMO.

BS Trần Thanh Linh (Bệnh viện Chợ Rẫy tăng cường cho Đà Nẵng) cho biết, trong quá trình điều trị, hôm 18/8, bệnh nhân chuyển âm tính một lần với SARS-CoV-2, tuy nhiên từ 20-24/8, bệnh nhân lại dương tính 3 lần. Từ hôm qua, 24/8, bệnh nhân được dùng thêm hai loại thuốc được chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) ra để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn.

bn416-hai-phoi-dong-dac-kho-hoi-phuc-nang-hon-ca-benh-nhan-phi-cong-anh

Bệnh nhân 416 đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, đến nay đã được 31 ngày.

"Hiện bệnh nhân này còn phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO, máy thở. Đánh giá trên siêu âm phổi cho thấy đông đặc phổi của bệnh nhân còn nhiều và có tình trạng xơ phổi. Xquang phổi của bệnh nhân rất xấu" - BS Thanh Linh, người từng điều trị thành công cho bệnh nhân 91 (phi công Anh) cho biết, tại buổi hội chẩn trực tuyến chiều 25/8.

BS Linh cũng cho hay tiên lượng lâu dài, quá trình điều trị của bệnh nhân còn rất nhiều khó khăn phía trước, tiên lượng tử vong rất cao. Khả năng cai ECMO của người đàn ông 57 tuổi này khó khả dĩ.

Tại buổi hội chẩn chiều 25/8, GS.TS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng Tổ hội chẩn, cũng đề nghị Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với Cục Quản lý Dược và các bệnh viện đưa ra giải pháp để kịp thời nhập các thuốc theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn đáp ứng điều trị bệnh nhân nặng.

Từ điểm cầu Bệnh viện Chợ Rẫy tham gia buổi hội chẩn, đại diện lãnh đạo Bệnh viện này nhận định trường hợp bệnh nhân 416 còn nặng hơn, khó hơn cả bệnh nhân 91 - người từng có thời gian điều trị kỷ lục tại Việt Nam, cũng từng tiên lượng tử vong cao nhưng sau đó hồi phục kỳ diệu và trở về nước.

"Điểm khác biệt là bệnh nhân 91 không có bệnh nền nhiều như bệnh nhân 416. Bệnh nhân này vẫn dương tính SARS-CoV-2 sau hơn 1 tháng điều trị.

Các thay đổi về thông số không đáp ứng, bệnh nhân vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO, hình ảnh Xquang phổi của bệnh nhân cho thấy đã xơ phổi, không còn là phổi đông đặc có khả năng hồi phục" - điểm cầu Bệnh viện Chợ Rẫy đưa ra nhận định.

Các bác sĩ cũng đưa ra giả thuyết, chờ bệnh nhân sạch hoàn toàn SARS-CoV-2, đánh giá thể tích, chức phổi, cùng các điều kiện khác để tính toán khả năng ghép phổi.

Bệnh nhân 416 (công bố ngày 25/7) trước đó có thời gian điều trị tại Bệnh viện C Đà Nẵng từ ngày 20 đến sáng 24/7 với chẩn đoán viêm phổi. Tới 9h30 ngày 24/7, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Đà Nẵng với chẩn đoán viêm đường hô hấp cấp do nhiễm SARS-CoV-2 (COVID-19), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn.

Võ Thu

Theo GiaDinh

----

Xem thêm:

+6 người trong một gia đình ở Đà Nẵng mắc Covid-19

+Hai bệnh nhân trẻ mắc COVID-19 diễn biến xấu, nguy cơ t.ử v.ong rất gần

+Hà Nội: Thờ ơ với dịch COVID-19, người dân vẫn hút chung 1 chiếc điếu cày ở vỉa hè

-----