Bệnh nhân số 34 ở Bình Thuận tặng hoa, cám ơn bác sĩ khi xuất viện

Sáng 3/4, bệnh nhân số 34 cùng 5 người khác được xuất viện. Một bệnh nhân khác có kết quả âm tính 3 lần với virus corona nhưng xin ở lại viện để chăm sóc con.

9h sáng 3/4, sáu bệnh nhân nhiễm Covid-19 được Bệnh viện đa khoa Bình Thuận cho xuất viện sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính lần 3. Các bệnh nhân này được đưa đến Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng cách ly 14 ngày theo quy định.

Ngoài ca "siêu lây nhiễm" số 34, các bệnh nhân còn lại được xuất viện gồm bệnh nhân số 38, 40, 41, 42, 43.

Lãnh đạo Sở Y tế Bình Thuận cho biết bệnh nhân số 37 cũng đã có kết quả âm lần 3. Tuy nhiên, người này có con bị nhiễm Covid-19 đang điều trị nên xin ở lại cùng con cho đến khi khỏi bệnh.

benh-nhan-so-34-o-binh-thuan-tang-hoa-cam-on-bac-si-khi-xuat-vien

Bệnh nhân 34 tặng hoa cảm ơn các y, bác sĩ khi được xuất viện. Ảnh: Thanh Nguyễn.

Được công bố hết bệnh, bệnh nhân 34 đã tặng hoa và cảm ơn tập thể y, bác sĩ đã tận tình cứu chữa cho gia đình mình.

Bệnh nhân 34, ca đầu tiên dương tính với Covid-19 ở Bình Thuận, là nữ doanh nhân Đ.T.L.T. (51 tuổi, ngụ TP Phan Thiết).

Sáng 9/3, người này nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận và được xác nhận dương tính với virus corona. Từ nguồn lây này, 8 bệnh nhân tiếp theo được phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 vào ngày 11/3 và 12/3. Tiếp đến ngày 13/3 và 14/3 là bệnh nhân 45 và 48.

Tính đến 10h ngày 3/4, Việt Nam có 233 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 76 ca đã hồi phục. Việt Nam chưa có trường hợp tử vong vì Covdi-19.

Theo Zing

----------

Xem thêm:

Bệnh nhân 17 vừa xuất viện đối mặt với mức phạt nào?

Luật sư phân tích trách nhiệm của nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 vì trước đó khai báo y tế gian dối, làm dịch bệnh lây lan.

benh-nhan-17-vua-xuat-vien-doi-mat-voi-muc-phat-nao

Nữ bệnh nhân nhiễm Covid thứ 17 khiến dư luận bức xúc về hành vi khai báo y tế không trung thực.

 

Hôm qua (30/3), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin có 27 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh được ra việc và được tiếp tục theo dõi tại tuyến y tế cơ sở thêm 14 ngày. Trong đó, có nữ bệnh nhân số 17 tên N.H.N (26 tuổi, ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội).

Cô gái này từng khiến dư luận bức xúc về việc khai báo y tế không trung thực, dẫn đến lây bệnh cho nhiều người.

Cũng trong ngày 30/3, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao có Văn bản số 45 hướng dẫn về các tội danh trong Bộ luật Hình sự, trong đó có tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm cho người khác.

Nhiều người cho rằng, cần có hình phạt thích đáng đối với hành vi khai báo y tế gian dối của nữ bệnh nhân số 17.

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường cho hay, theo quy định của pháp luật cũng như chính sách nhân đạo thì việc điều trị bệnh, cứu chữa cho bệnh nhân là việc hàng đầu, quan trọng.

Bởi vậy, mọi chỉ trích, thủ tục pháp lý để áp dụng chế tài đối với cô gái này bị bỏ sang một bên để thực hiện hoạt động cứu, chữa cho bệnh nhân đảm bảo an toàn tính mạng.

Đến nay, cô gái này khỏi bệnh và được xuất viện, đây là một tin vui đối với gia đình, người thân của cô gái này. Tuy nhiên, câu chuyện trách nhiệm pháp lý cũng không vì thế mà được bỏ qua.

“Cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ hành vi của cô N. khi nhập cảnh vào Việt Nam, cũng như việc khai báo gian dối, mức độ gian dối như thế nào. Việc nhận thức của cô gái này thế nào khi khai báo không trung thực dẫn đến hậu quả nhiều người bị lây nhiễm bệnh, phải thực hiện biện pháp cách ly cả một khu phố…

Từ đó sẽ có căn cứ để xem xét xác định trách nhiệm pháp lý là xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự“, luật sư Cường chia sẻ.

Theo quy định của pháp luật, những người tiếp xúc với người mắc bệnh hay đi qua vùng dịch và những người có biểu hiện của bệnh lý như ho, sốt, khó thở là những trường hợp bắt buộc phải cách ly.

Luật sư Cường nhận định, nếu chị N.H.N. nhận thức được mình thuộc một trong các trường hợp phải cách ly y tế nhưng cố tình giấu diếm thông tin về lịch trình đi lại, hoặc quá trình tiếp xúc để trốn cách ly, thì hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 3, điều 10, Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế với mức xử phạt từ 5-10 triệu đồng.

“Trong vụ việc này, khi xem xét trách nhiệm pháp lý thì yếu tố nhận thức chủ quan của cô gái này và hậu quả xảy ra là những yếu tố quan trọng để quyết định đến việc cô N. bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không”, luật sư Cường nhấn mạnh.

Theo luật sư, có nhiều chứng cứ rõ ràng về việc đi lại, tiếp xúc, sinh hoạt của cô gái này làm nhiều người bị lây bệnh. Vấn đề còn lại là chứng minh cô gái này có hành vi vi phạm pháp luật hay không, có làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng hay không?

Nếu cơ quan điều tra có căn cứ chứng minh được lỗi cố ý gián tiếp (nhận thức được việc khai báo gian dối của mình là vi phạm pháp luật, nhận thức được rằng bản thân mình đang mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh, nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là khai báo gian dối, trốn tránh cách ly, bỏ mặc hậu quả dịch bệnh lây lan có thể xảy ra và hậu quả cuối cùng dịch bệnh đã xảy ra, làm lây lan dịch bệnh ra người khác) thì đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự cô gái này theo quy định tại điều 240 Bộ luật Hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm cho nhiều người.

“Như vậy, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan điều tra, họ có trách nhiệm phải chứng minh được các dấu hiệu cấu thành của tội danh này trong đó phải chứng minh được cô gái này có hành vi vi phạm pháp luật, có lỗi dẫn đến hậu quả dịch bệnh làm lây lan, lỗi ở đây phải là lỗi cố ý (có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), thì cô gái này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức phạt của tội danh này là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm theo quy định tại khoản 1, điều 240 Bộ luật Hình sự”, luật sư Cường chia sẻ.

Trong trường hợp cơ quan chức năng không chứng minh được lỗi cố ý của cô gái này (cô gái này không nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật, không cố ý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để bỏ mặc hậu quả việc lây lan dịch bệnh có thể xảy ra), thì không có cơ sở để xem xét trách nhiệm pháp lý.

“Về nguyên tắc, trách nhiệm pháp lý chỉ đặt ra khi có hành vi vi phạm pháp luật và đòi hỏi phải có yếu tố lỗi của người vi phạm. Lỗi ở đây là vấn đề nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi.

Vấn đề này cơ quan chức năng phải vào cuộc xác minh làm rõ và có kết luận làm cơ sở giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trả lời những thắc mắc của dư luận và để thực hiện các giải pháp phòng ngừa vi phạm liên quan đến phòng chống dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm”, luật sư Cường nhận định.

Theo VTC

-----

Xem thêm:

+Tổng thống Philippines dọa bắn người vi phạm lệnh phong tỏa chống Covid-19

+Nước Pháp sốc vì mất thêm hơn 1.300 người trong 1 ngày, Mỹ thêm gần 3 vạn ca mắc mới COVID-19

+Truy đuổi ô tô chở 6 người vượt biên trốn cách ly

-----