Bệnh nhân thứ 34 mắc COVID-19 t.ử v.ong sau gần 2 tiếng ra viện về nhà

22h, do bệnh lý nền trở nặng, gia đình bệnh nhân xin được về nhà. Gần 2 tiếng sau, bệnh nhân tử vong tại nhà. Ngày hôm sau, nhà chức trách thông báo người vừa tử vong dương tính SARS-CoV-2.

Chiều ngày 31/8, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân COVID-19. Đây là ca mắc COVID-19 tử vong thứ 34 tính từ khi dịch xảy ra ở Việt Nam.

Cụ thể, bệnh nhân 1040 (BN 1040) là nam giới, 55 tuổi, địa chỉ ở Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân có tiền sử sốc nhiễm trùng, suy hô hấp trên bệnh nhân Hội chứng Guillain- Barre, đái tháo đường type 2, suy kiệt nặng.

benh-nhan-thu-34-mac-covid-19-t-u-v-ong-sau-gan-2-tieng-ra-vien-ve-nha

Ảnh minh hoạ

Bệnh nhân được xét nghiệm 3 lần âm tính với SARS-CoV-2 các ngày 1/8; 9/8 và 14/8. Ngày 27/8, 17h00: bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 4.

Tới 22h cùng ngày, do bệnh lý nền trở nặng, gia đình bệnh nhân xin được về nhà. Chẩn đoán lúc ra viện, các bác sĩ cho biết bệnh nhân suy hô hấp tuần hoàn, sốc nhiễm trùng trên bệnh nhân Hội chứng Guilain Barre, đái tháo đường type 2, suy kiệt nặng.

Gần 2 tiếng sau, bệnh nhân tử vong tại nhà.

Ngày 28/8, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Chẩn đoán tử vong hồi cứu: Viêm phổi do COVID-19 biến chứng suy hô hấp tiến triển, sốc nhiễm trùng trên bệnh nhân có tiền sử Hội chứng Guilain Barre, đái tháo đường type 2, suy kiệt nặng.

T. Nguyên

Theo GiaDinh

-----

Xem thêm:

Hội chứng 'sương mù' khiến người mắc Covid-19 khổ sở dù đã khỏi bệnh

Một phần ba các bệnh nhân Covid-19 phải chịu đựng hội chứng 'sương mù Covid' với các tác động thần kinh và tâm lý kéo dài.

Ở giai đoạn đầu, những người nhiễm nCoV thường khó thở. Sau khi bình phục, nhiều bệnh nhân cho hay, họ không thể tập trung suy nghĩ. Đó là một phần biểu hiện của hội chứng "sương mù Covid".

Thậm chí cả những người có triệu chứng nhẹ, không phải tới bệnh viện vẫn cảm thấy hội chứng trên. Đó là tình trạng xảy ra ở những bệnh nhân đã bình phục nhưng vẫn bị ảnh hưởng về thần kinh, tâm lý.

Điều đó phản ánh thực tế rằng Covid-19 có tác động lâu dài lên não. Các vấn đề gồm có đau đầu, chóng mặt, mất cảm giác mùi vị, rối loạn cảm xúc và các tổn thương nhận thức nghiêm trọng hơn.

hoi-chung-suong-mu-khien-nguoi-mac-covid-19-kho-so-du-da-khoi-benh

Các bệnh nhân Covid-19 có thể trải qua nhiều biến chứng ngay cả khi đã âm tính nCoV. Ảnh: Observer

Khi đó, họ không thể quay lại cuộc sống bình thường trước đây. Họ cảm thấy căng thẳng khi sang đường, nói lắp bắp, trầm cảm…

Theo báo cáo từ Trung Quốc và châu Âu, các nhà nghiên cứu còn ghi nhận hiện tượng cơ bắp uể oải và tổn thương thần kinh đôi khi khiến bệnh nhân không thể đi lại.

"Đó không chỉ là tình trạng cấp tính. Vấn đề này có thể trở thành bệnh mạn tính", bác sĩ chuyên khoa phổi Wes Ely, Đại học Vanderbilt (Mỹ), cho hay.

Các bác sĩ cũng lo ngại bệnh nhân trải qua tổn hại lâu dài tới tim, thận, gan bởi sự viêm nhiễm và các cục máu đông do Covid-19 gây ra. Vẫn chưa ai có thể nói người bệnh sẽ bị biến chứng khi nào, liệu có bình phục hoàn toàn không.

"Khoảng 30-50% người nhiễm virus nCoV phải điều trị y tế sẽ có một vấn đề về sức khỏe tâm thần", Giáo sư Teodor Postolache, Đại học Y Maryland (Mỹ), cho hay.

John Bonfiglio, 64 tuổi, cho rằng ông là một trong những bệnh nhân may mắn. Ông chỉ nhớ mình ngồi trong Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Newton-Wellesley và tỉnh dậy 17 ngày sau đó ở một bệnh viện khác. Ông được lắp máy thở, phải nằm sấp.

Sau thời gian ở Khu Chăm sóc Tích cực, ông Bonfiglio dễ xúc động hơn. Nhưng điều nghiêm trọng là ông thường xuyên chóng mặt, cơ bắp yếu ớt, run tay nên không thể tự đeo kính áp tròng.

Khi xuất viện, ông sụt 18 kg so với lúc trước khi ốm. Rất may mắn, hiện giờ ông đã lấy lại phần nào sức lực, những cơn chóng mặt đã qua đi. Nhưng khi trở lại bệnh viện, ông không thể nhớ mặt của bất cứ nhân viên nào ở đó.

Bác sĩ Ely lo ngại về các bệnh nhân bị nặng hơn ông Bonfiglio. Họ phải trải qua trạng thái mê sảng do sử dụng thuốc liều mạnh và tổn thương thần kinh vì lượng oxy thấp.

Sự cô lập với gia đình khiến tình trạng của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn. Họ có thể trải qua rối loạn căng thẳng, trầm cảm, tổn thương nhận thức.

Fred Pelzman, nhân viên y tế ở New York (Mỹ), bị nhiễm Covid-19 từ tháng 3 nhưng giờ vẫn chưa khỏe hẳn. Anh không lấy lại được khứu giác, vị giác như trước đây.

Các bệnh nhân của Fred cũng gặp một số vấn đề liên quan tới thần kinh. Có người không thể tính nhẩm các phép toán đơn giản, số khác khó khăn trong việc tìm từ phù hợp để diễn đạt mong muốn.

Theo Statnews/Vietnamnet