Bí quyết đọc kết quả xét nghiệm như bác sĩ dành cho cha mẹ trẻ

(BaoveNTD) - Hãy cùng bác sĩ Trương Hữu Khanh - bệnh viện Nhi đồng giải đáp những thắc mắc của các bậc cha mẹ khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm hay siêu âm của con em mình, để có bí quyết đọc kết quả xét nghiệm như bác sĩ.

Phần lớn khi cha mẹ nhận được các kết quả trong chẩn đoán, xét nghiệm, siêu âm của các bé, đều rất lo lắng bởi không hiểu được những từ ngữ trong chẩn đoán, xét nghiệm, siêu âm.

Dưới sự tư vấn của bác sĩ Trương Hữu Khanh - bệnh viện Nhi đồng, chúng tôi xin chia sẻ những ý nghĩa thật sự của các từ ngữ trong chẩn đoán, xét nghiệm, siêu âm của các bác sĩ.


Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi đồng giúp cha mẹ có bí quyết đọc kết quả xét nghiệm

1/ Chẩn đoán:

- Sốt N1, N2: tay chân miệng N1, N2... là để chỉ bệnh ngày thứ mấy N1 là ngày 1, N2 là ngày 2.

- Phân độ: độ càng lớn càng nặng hơn, độ 3 nặng hơn độ 1.

- Viêm hô hấp trên: vừa viêm mũi vừa viêm họng.

- Viêm họng, không xác định: ý nói là viêm họng mà chưa biết do vi trùng hay vi rút nào gây ra.

- Rối loạn tiêu hóa: bé bị ói, ị mà chưa xác định được nguyên nhân.
.... .

2/ Xét nghiệm máu:

- Hồng cầu thấp, thường là do thiếu máu thiếu sắt, một số trường hợp hiếm hơn là bệnh tan máu bẩm sinh.

- Bạch cầu máu cao, cũng tùy mức độ, có thể là do nhiễm trùng nơi nào đó trong cơ thể.

- Xét nghiệm men gan rất dễ lầm lẫn, phải cao tới mức trên 100 mới giá trị.

3/ Siêu âm:

- Bé bị tiêu chảy hay ói, khi siêu âm thấy ứ dịch trong ruột hay nhu động ruột tăng khá là bình thường.

- Siêu âm cho ra kết quả van tim hở hay hẹp có thể là sinh lý (bình thường) cần sự tham vấn ý kiến bác sĩ nhi hay chuyên tim nhi, các bậc cha mẹ đừng quá lo lắng.

- Vài kết quả siêu âm giãn não thất hay giãn bể thận cũng phải tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Cha mẹ nên thật bình tĩnh trước các thông tin bác sĩ cung cấp về sức khỏe của bé để kịp thời xử lí tình huống, giúp bé mau khỏi bệnh và tránh tình trạng lo lắng quá mức gây bối rối cho cha mẹ lẫn gia đình.

Xuân Anh Lê