Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tổn thọ khi trở thành 'cú đêm'

Hiển nhiên, ai trong số chúng ta cũng biết rằng thức khuya không tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người vẫn không thể bỏ được thói quen này hoặc do tính chất công việc. Vậy phải làm gì để tránh bị tổn thọ khi phải thức đêm?

Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tổn thọ khi trở thành 'cú đêm'

Thức khuya làm việc hiện là thói quen của nhiều người trong cuộc sống hiện đại. Mặc dù vẫn biết thói quen này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhiều người vẫn duy trì việc thức khuya vì những lý do riêng. Vì vậy, để duy trì sức khỏe ổn định, bạn nên thuộc lòng những bí quyết sau đây:

1. Hãy cứ ngáp thoải mái

Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tổn thọ khi trở thành 'cú đêm'

Không phải ai cũng biết, hành động “ngáp” mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó không chỉ tăng cường oxy cung cấp cho cơ thể, giúp các mạch máu trên da mặt hoạt động hiệu quả hơn, mà còn nâng cao tâm trạng, tái kích hoạt cơ thể, tăng cường sức khỏe tinh thần, duy trì cân bằng não bộ… Vì vậy, hãy ngáp một cách thoải mái khi thức khuya. Đặc biệt, các bạn không nên ngăn cản hay kìm nén khi cơ thể muốn ngáp nhé!

2. Đừng uống cà phê

Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tổn thọ khi trở thành cú đêm

Trong một khoảng thời gian ngắn, nếu bạn dung nạp vào cơ thể một lượng cà phê lớn, dĩ nhiên là bạn sẽ được cung cấp rất nhiều năng lượng và có thể đẩy mức tập trung lên tối đa. Tuy nhiên, mức năng lượng và tập trung ấy thường không kéo dài được lâu. Sau 1-2 giờ “tỉnh như sáo”, người dùng cà phê dễ rơi vào trạng thái “đơ” trong vòng 4 tiếng sau đó. Vì thế hãy hạn chế uống cà phê nhé.

3. Chất lượng giấc ngủ phải thực sự được đảm bảo

Do công việc, bạn phải làm việc muộn vào ban đêm. Điều này khiến cho giấc ngủ không những bị co ngắn lại mà đôi khi còn làm giảm chất lượng giấc ngủ.

Vì thế, dù với mục đích gì mà buộc phải thức khuya, bạn cũng cần phải đảm bảo mình phải ngủ được ít nhất 4 – 5 tiếng mỗi ngày. Và trong 4 tiếng này, đó chắc chắn phải là 1 giấc ngủ liền mạch, giấc ngủ sâu, không đứt đoạn, mộng mị. Theo các chuyên gia, nếu bạn ngủ ít hơn 4 tiếng, bạn sẽ khó có thể nào có được giấc ngủ sâu, não không thể thư giãn được tối đa, dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất ngủ, suy nhược thần kinh.

Nếu tối hôm nào thiếu ngủ, bạn nên tranh thủ ngủ trưa vào hôm sau. Song đừng ngủ quá 25 phút bởi nếu vậy sẽ làm rối loạn nhịp thức - ngủ của bạn. Một giấc ngủ ngắn ban trưa sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng, tăng năng suất lao động, góp phần duy trì sự tỉnh táo cho buổi chiều.

4. Uống đủ nước mỗi ngày

Nước có vai trò rất quan trọng với cơ thể. Ngoài chức năng giữ cân bằng điện giải, nước còn giúp các cơ quan hoạt động một cách “tỉnh táo” và hiệu quả. Khi thức khuya thường xuyên, cơ thể sẽ bị mất nước một cách nhanh chóng, vì thế dễ làm cho sức khỏe suy giảm. Để có thể giữ được tỉnh táo, đảm bảo cho sự hoạt động của các bộ phận, bạn cần tăng cường cung cấp nước cho cơ thể. Điều này không chỉ làm giảm cảm giác mệt mỏi, mà còn là cách bảo vệ da khỏi bị mọc mụn do thức khuya.

5. Ăn thực phẩm chứa nhiều protein và nói không với carbonhydrate

Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tổn thọ khi trở thành 'cú đêm'

Cơ thể bạn cần năng lượng để có thể làm việc hiệu quả. Nếu như bạn cần tập trung trí não để hoàn thành công việc, một ít thức ăn vặt hay một bữa ăn khuya luôn là ý hay. Tuy nhiên, không phải loại thức ăn nào cũng mang lại tác dụng tốt cho cơ thể vào thời điểm này. Bạn cần hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều calo (như khoai tây chiên, pizza,…) cũng như có lượng carbonhydrate cao (bánh mì, mì Ý, bánh ngọt..).

Theo chuyên gia dinh dưỡng Nathan Shier của đại học Indiana, việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều carbonhydrate sẽ giải phóng một số lượng lớn hoóc-môn serotonin trong não bộ. Quá nhiều serotonin sẽ khiến bạn lờ đờ vì buồn ngủ. Bên cạnh đó, thức ăn với hàm lượng calories cao khi được hấp thụ sẽ tác động làm não sản sinh ra chất orexin. Orexin là tác nhân chính khiến bạn khó duy trì tình trạng tỉnh táo suốt một đêm dài làm việc.

Thay vào đó, hãy bổ sung thực phẩm chứa protein như thịt bò, hải sản, các loại đậu, trứng, sữa…. Protein rất có ích trong việc giúp bạn duy trì trạng thái tỉnh táo khi phải thức khuya.

6. Giải tỏa áp lực cơ thể

Chắc chắn rằng, việc thức khuya sẽ khiến bạn mệt mỏi, tinh thần uể oải… đặc biệt là khi công việc yêu cầu bạn phải thức triền miên.

Do vậy, bạn hãy “thuộc lòng” một vài bài tập nhẹ nhàng, như hít thở sâu… để giúp cơ thể lấy được bình tĩnh, sự tỉnh táo. Bằng cách hít thở sâu, luồng không khí đi vào qua đường mũi sẽ tác động đến phần vỏ não trước trán, kích thích sản xuất dopamine và serotonin – hormone chống stress tự nhiên của cơ thể.

Ngoài ra, khi làm việc được khoảng 1 giờ, bạn nên đứng lên, đi lại trong phòng vài phút, bạn có thể lấy 1 cốc nước, hoặc vươn vai… Những hoạt động này giúp máu, bạch cầu lưu thông tốt hơn, làm giảm stress, cũng là để thư giãn cho đôi mắt và cột sống của bạn.

7. Cải thiện không gian làm việc và giảm các thiết bị gây mất tập trung

Bí quyết giữ gìn sức khỏe, tránh tổn thọ khi trở thành cú đêm

Hãy tạm ngưng sử dụng điện thoại di động, tivi và các thiết bị điện tử khác, chỉ dùng internet cho mục đích công việc. Bằng cách này, bạn đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian để tập trung hoàn thành nhanh chóng công việc, bài tập, dự án,… được giao.

Một căn phòng yên tĩnh với cửa sổ thoáng mát chính là môi trường làm việc lý tưởng cho một buổi làm việc vào ban đêm. Đừng chọn những nơi quá êm ái và dễ chịu như giường ngủ, ghế sô-fa… bởi chúng sẽ làm bạn không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ trong khi công việc vẫn chưa hoàn thành.

Bằng cách áp dụng những lời khuyên dựa trên khoa học và tâm lý học này, bạn có thể giảm thiểu đáng kể hậu quả của việc thức đêm và giúp cho buổi làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ giúp hạn chế phần nào tác hại của thức khuya. Thế nên, hãy cố gắng sắp xếp để có thể đi ngủ sớm các bạn nhé!

Theo Bestie