Ca t.ử v.o.ng mắc Covid-19 thứ 62 là nữ bệnh nhân ở An Giang

Bệnh nhân nữ, 71 tuổi ở An Giang, mắc Covid-19 là ca tử vong mới nhất vừa được Bộ Y tế thông báo. Đây là ca tử vong thứ 27 trong đợt dịch này.

Chiều 18-6, Bộ Y tế thông báo ca tử vong mắc Covid-19 thứ 62 là BN8217 (nữ, 71 tuổi), có địa chỉ tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Bệnh nhân có tiền sử mắc lao phổi, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 đã hơn 10 năm.

Ngày 2-6, bệnh nhân nhập cảnh tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, cùng con gái và cháu ngoại, có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân được đưa vào điều trị tại Trung tâm Y tế Bến Cầu trong tình trạng mệt, tiếp xúc chậm, đau tức ngực, với chẩn đoán: Viêm phổi do Covid-19 biến chứng suy hô hấp tiến triển.

Ngày 11-6, bệnh nhân được can thiệp đặt nội khí quản, thở máy, hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện. Tuy nhiên, do tình trạng nhiễm trùng tiến triển nhanh, tình trạng suy hô hấp nặng lên trên bệnh lý nền nặng nên bệnh nhân đáp ứng điều trị rất kém. Bệnh nhân tử vong ngày 14-6.

Bệnh nhân được chẩn đoán tử vong viêm phổi do SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn trên bệnh lao phổi cũ, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2.

Đây là ca tử vong thứ 27 có liên quan đến Covid-19 trong đợt dịch này, là ca thứ 62 tử vong có liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam.

Theo NLD

------

Xem thêm:

Thứ trưởng Bộ Y tế: Nhân viên y tế không tiêm vaccine không được tham gia điều trị bệnh nhân

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch COVID-19 nhấn mạnh cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân và nhân viên y tế tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).

Báo cáo Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại cuộc họp ngày 17/6, BSCKII Trần Chánh Xuân - Giám đốc Bệnh viện (BV) điều trị COVID-19 Củ Chi cho biết, BV đi vào hoạt động từ ngày 12/6 trên cơ sở chuyển đổi công năng từ BV huyện Củ Chi với quy mô 500 giường trong đó có 20 giường hồi sức tích cực (ICU).

BV được Sở Y tế TP.HCM phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận, điều trị các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 ở nhiều mức độ khác nhau, các trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 cần chạy thận nhân tạo, cần can thiệp phẫu thuật cấp cứu, cấp cứu sản phụ khoa, nhi khoa…

thu-truong-bo-y-te-nhan-vien-y-te-khong-tiem-vaccine-khong-duoc-tham-gia-dieu-tri-benh-nhan

Bệnh viện Điều trị COVID-19 Củ Chi TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Khôi Nguyễn

Trước khi chuyển đổi công năng, BV huyện Củ Chi vốn là BV đa khoa hạng 2, đã tổ chức được rất nhiều khoa khác nhau, trong đó có đơn vị ICU, khoa cấp cứu, khoa hồi sức, thận nhân tạo, nội, ngoại, sản nhi… tạo nền tảng thuận lợi cho sự hoạt động của BV sau khi chuyển đổi.

Chia lửa hiệu quả cho các bệnh viện tuyến thành phố

Về việc tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân COVID-19, BSCKII Trần Chánh Xuân cho biết, tính đến sáng ngày 17/6, BV đang tiếp nhận điều trị cho 307 trường hợp bệnh nhân, trong đó có 44 trường hợp nghi nhiễm, 5 trường hợp bệnh nhân nặng.

Đối với các trường hợp nghi nhiễm tại BV, đây là những trường hợp test nhanh, có kết quả dương tính với SARS-COV-2, được phân luồng, bố trí khu vực riêng; Nếu có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần với SARS-CoV-2 trong vòng 48 tiếng bằng phương pháp RT-PCR sẽ được chuyển về khu cách ly để tiếp tục cách ly theo quy định.

Trong những đợt tiếp nhận vừa qua, BV đã tiếp nhận bệnh nhân ở nhiều độ tuổi khác nhau, có sự đa dạng về mặt đặc điểm thể trạng, sức khỏe cũng như các vấn đề bệnh lý nền mà bệnh nhân mắc phải.

Hiện BV đã tiếp nhận 5 bệnh nhân chạy thận nhân tạo, đảm bảo đáp ứng vừa chạy thận nhân tạo vừa điều trị COVID-19 cho bệnh nhân; Các trường hợp bệnh nhân là thai phụ cũng được tổ chức thăm khám ngay tại BV…

Đối với các bệnh nhân nội trú đang được điều trị tại BV trước khi được chuyển đổi công năng đã được chuyển sang cơ sở khác của BV là Phòng khám đa khoa Tân Quy và Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi để tiếp tục theo dõi, điều trị.

thu-truong-bo-y-te-nhan-vien-y-te-khong-tiem-vaccine-khong-duoc-tham-gia-dieu-tri-benh-nhan

BSCKII Trần Chánh Xuân - Giám đốc BV điều trị COVID-19 Củ Chi tại cuộc họp.

Về nhân sự của BV, ngoài lực lượng cán bộ công nhân viên công tác tại BV huyện Củ Chi được cơ cấu lại phù hợp, ngành y tế TP.HCM cũng đã huy động các bác sĩ chuyên khoa của các bệnh viện thành phố luân phiên hỗ trợ chuyên môn và can thiệp tại chỗ.

Trong giai đoạn hiện nay, BV điều trị COVID-19 Củ Chi đang được 4 BV hỗ trợ về hồi sức cấp cứu, 2 BV hỗ trợ về kiểm soát nhiễm khuẩn, đồng thời kết nối hỗ trợ, tập huấn trực tuyến từ BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Đối với nhu cầu về trang thiết bị, ngoài nguồn sẵn có, BV cũng đã lập danh sách các trang thiết bị cần được trang bị thêm để Sở Y tế có kế hoạch điều phối phù hợp.

Ngoài ra, BV cũng đã có kế hoạch phối hợp triển khai hệ thống xét nghiệm PCR để phục vụ cho nhu cầu xét nghiệm của BV, đồng thời đáp ứng nhu cầu xét nghiệm của BV Dã chiến Củ Chi và nhu cầu trong khu vực với công suất khoảng 1.000 mẫu/ngày.

Chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản số bệnh nhân nặng gia tăng

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo: Đối với chủng Delta, số lượng bệnh nhân nặng có thể sẽ ra tăng nhanh. Do đó cần hết sức cảnh giác đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản về nhân lực, vật lực để kịp thời đáp ứng công tác điều trị cho bệnh nhân.

Trong thời điểm hiện tại, khi số trường hợp bệnh nhân nặng còn ít, các công tác tập huấn cần được triển khai thực hiện trên các mặt hồi sức cấp cứu; cập nhật các phác đồ điều trị, các chỉ định điều trị như thuốc chống đông, thở máy, thở máy xâm nhập…

Đồng thời, cần chú trọng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn để đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế, bố trí nhân viên kiểm soát việc mặc, thay trang phục bảo hộ.

thu-truong-bo-y-te-nhan-vien-y-te-khong-tiem-vaccine-khong-duoc-tham-gia-dieu-tri-benh-nhan

Trong đơn nguyên ICU của BV điều trị COVID-19 Củ Chi.

Thứ trưởng lưu ý toàn bộ nhân viên công tác tại BV đều phải được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Các trường hợp không được tiêm vaccine hoặc chống chỉ định thì không tham gia công tác điều trị bệnh nhân. Ngoài ra BV cần nhanh chóng thống kê nhu cầu, số lượng trang thiết bị phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là các thiết bị phục vụ điều trị cho các trường hợp bệnh nhân nặng để có biện pháp điều động trong hệ thống ngành y tế TP.HCM cũng như sự hỗ trợ từ Bộ Y tế.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, Bộ Y tế đã giao BV Chợ Rẫy TP.HCM chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tham gia hỗ trợ BV trong khi có yêu cầu. BV có thể chủ động yêu cầu BV Chợ Rẫy cử ê kíp trực tiếp đến BV hỗ trợ và đào tạo.

thu-truong-bo-y-te-nhan-vien-y-te-khong-tiem-vaccine-khong-duoc-tham-gia-dieu-tri-benh-nhan

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng. Ảnh: Khôi Nguyễn

Bảo vệ nguồn nhân lực trước mối nguy lây nhiễm

Theo PGS.TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, bệnh viện đã triển khai bố trí khu vực lưu trú cho lực lượng nhân viên, y bác sĩ tại BV, theo đó sau khi hết thời gian công tác tại BV, các nhân viên sẽ về nơi lưu trú được bố trí, thay vì về thẳng nhà; điều này vừa giúp đảm bảo công tác phòng chống dịch vừa giúp hạn chế nguy cơ dịch bệnh xâm nhập BV.

BV hiện đã bố trí được 40 phòng lưu trú, hai người một phòng; đồng thời bố trí một phần nhân lực lưu trú tại khu nhà ở chuyên gia của BV; BV cũng đang áp dụng chế độ luân phiên công tác tương tự như mô hình đã được áp dụng tại BV dã chiến Củ Chi trong thời gian qua. Hiện ngành y tế TP. HCM cũng đang vận động các khách sạn trong khu vực để phân chia khu vực lưu trú của các nhân viên khách sạn.

Đối với việc lưu trú của nhân viên y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề xuất, cần đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân viên y tế, BV nên phân chia nhân lực thành các kíp; Các nhân sự trong cùng một kíp sẽ cùng làm việc, di chuyển và sinh hoạt; Giữa các kíp cần có sự tách biệt, khi thay đổi kíp nhân viên cần thực hiện toàn diện các biện pháp khử khuẩn theo quy định để đảm bảo an toàn và phòng chống lây nhiễm chéo.

Theo GiaDinh