Cả thế giới bị cách ly, xăng sắp giảm sốc xuống dưới 12.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 29/3 dự kiến giảm mạnh theo xu hướng của giá thế giới. Theo tính toán, xăng E5 RON 92 có thể giảm 4.200-4.500 đồng/lít, xuống dưới 12.000 đồng/lít.

Theo kế hoạch, chiều 30/3 mới đến kỳ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Tuy nhiên, một quan chức Bộ Công Thương xác nhận với Zing.vn việc điều chỉnh giá sẽ diễn ra sớm hơn một ngày, tức vào chiều 29/3.

"Việc điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu sớm hơn một ngày nhằm thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân", vị này nói.

Hiện tại, giá xăng trong nước đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016.

Hiện tại, giá xăng trong nước đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016.

Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 26/3 giảm mạnh so với kỳ tính giá ngày 15/3.

Giá xăng E5 RON 92 trung bình 24,30 USD/thùng, xăng RON 95 là 25,24 USD/thùng, cùng giảm 50% so với kỳ trước. Giá dầu cũng giảm mạnh, riêng dầu hỏa có ngày xuống mức chỉ 25,35 USD/thùng.

Trao đổi với Zing.vn, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở TP.HCM cho biết giá xăng thế giới đang giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vị này dự báo giá xăng trong nước thay đổi theo xu hướng giá của thị trường xăng thế giới.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 có khả năng giảm 4.200-4.500 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 giảm 4.500-4.800 đồng/lít. Dầu hỏa được dự đoán giảm 3.000-3.300 đồng/lít; dầu diesel giảm 2.000-2.500 đồng/lít; dầu mazut giảm 1.400-1.600 đồng/kg.

Các chuyên gia nhận định cơ quan quản lý sẽ không tác động nhiều đến quỹ bình ổn xăng dầu và giá mặt hàng xăng dầu sẽ giảm mạnh. Nếu đúng như dự báo, giá xăng E5 RON 92 sẽ xuống dưới mức 12.000 đồng/lít và là lần thứ 5 liên tiếp giá xăng trong nước giảm.

Trong lần gần nhất giá xăng dầu được điều chỉnh là ngày 15/3, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã quyết định điều chỉnh giảm giá các mặt hàng xăng dầu. Hiện tại, giá xăng trong nước đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 8/2016.

Theo Zing

Tuy nhiên, theo Một Thế Giới, diễn biến giá thực tế sẽ khác nếu liên bộ Công Thương - Tài chính sẽ tăng trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để phòng trường hợp giá xăng dầu các kỳ sau đó bật tăng mạnh trở lại (quỹ này là van điều tiết mức tăng giá xăng dầu sao cho không gây sốc với người tiêu dùng).

Có một sự mong đợi là giá xăng dầu ngày 29.3 sẽ giảm đến mức chỉ cao hơn 10.000 đồng/lít một chút, đạt được mức thấp nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây (xăng từng có giá khoảng 13.000 đồng/lít vào ngày 18.2.2016 nhưng không giữ được lâu, còn giá xăng năm 2008 là 11.000 đồng/lít).

Từ đầu năm 2020 đến nay, giá xăng dầu đã giảm giá 5 lần liên tiếp. Ngày 15.1, xăng E5 có giá không cao hơn 19.845 đồng/lít, xăng RON 95 không cao hơn 20.913 đồng và liên tục giảm theo đà lao dốc của giá dầu thô trên thị trường thế giới. Ngày 15.3, giá xăng E5 giảm chỉ còn 16.056 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 16.812 đồng/lít.

Nhưng giá cước vận tải lúc này không giảm được?

Ở góc nhìn tích cực, giá dầu nhập khẩu sẽ giảm giúp giảm chi phí đầu vào đối với sản xuất trong nước, hạ chi phí vận tải…

Tuy nhiên, giá dầu giảm sẽ khiến nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giảm theo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xăng dầu. Bên cạnh đó, giá cước vận tải lúc này được cho là khó giảm theo giá xăng dầu trong nước.

Phía doanh nghiệp vận tải cho biết chi phí xăng dầu chỉ phiếm một phần trong cơ cấu giá, với tình hình đại dịch COVID-19, họ đang đối mặt với các chi phí phát sinh khác như phí bảo hộ lao động, khẩu trang, dung dịch rửa tay, phun khử khuẩn liên tục... chưa kể lượng khách sử dụng dịch vụ cũng giảm không ít.

Có vẻ lúc này chỉ shipper nhu yếu phẩm, doanh nghiệp kinh doanh online là đỡ được chi phí vận chuyển từ giá xăng.

Theo MTG

---

* Xem thêm:

Xuất hiện "thánh nhiễm", một mình khiến 40000 người bị cách ly!!!

Lợi dụng Covid-19, Trung Quốc xây 2 ‘trạm nghiên cứu’ trái phép ở Trường Sa giữa đại dịch!!!

Hà Nội chính thức áp dụng nhiều biện pháp mạnh trong đợt dịch COVID-19 cao điểm