Các nhà khoa học tuyên bố tìm ra cách mới chữa khỏi ung thư, không tác dụng phụ: Từng bị chê là viễn tưởng!

Nhóm nhà khoa học ĐH Tel Aviv (Israel) vừa công bố nghiên cứu về công nghệ điều trị ung thư có tên cây kéo tí hon, giúp điều trị triệt để ung thư và không có tác dụng phụ.

Mới đây, tờ The Times of Israel đưa tin, các nhà khoa học Israel vừa tìm ra cách thức điều trị ung thư mới, sử dụng phương pháp "cây kéo tí hon" nhắm vào các tế bào ung thư ở chuột thí nghiệm, trong khi không xâm lấn các vùng xung quanh.

Giáo sư Dan Peer, chuyên gia về ung thư từ Đại học Tel Aviv (Israel) cho biết: "Đây là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới minh chứng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR – đóng vai trò ‘cắt’ ADN - có thể có hiệu quả trong việc điều trị ung thư trên động vật".

cac-nha-khoa-hoc-tuyen-bo-tim-ra-cach-moi-chua-khoi-ung-thu-khong-tac-dung-phu-tung-bi-che-la-vien-tuong
Nghiên cứu này đã qua bình duyệt và được đăng tải trên tạp chí khoa học Science Advances.

Giáo sư Peer chia sẻ: "Phương pháp điều trị này không có tác dụng phụ và chúng tôi tin rằng các tế bào ung thư được được điều trị theo công nghệ này sẽ không bao giờ hoạt động trở lại. Công nghệ này có thể kéo dài sự sống của các bệnh nhân ung thư và chúng tôi hi vọng một ngày nào đó nó có thể chữa khỏi căn bệnh này".

Ông cũng nhận định: "Nếu chúng ta có thể sử dụng công nghệ này thì chỉ trong vòng ba lần điều trị là đã có thể tiêu diệt một khối u. Kỹ thuật này có thể cắt DNA trong các tế bào ung thư và những tế bào đó sẽ không thể tồn tại được".

Giáo sư Peer gọi nó là "một phương pháp hóa trị liệu hoàn thiện hơn" và cho ông hy vọng rằng nó sẽ thay thế phương pháp điều trị có thể gây ảnh hưởng nặng cho bệnh nhân ung thư vì có tác động đến toàn bộ cơ thể.

Nghiên cứu sử dụng công nghệ chỉnh sửa bộ gen hiện chỉ được sử dụng cho các bệnh hiếm gặp và chỉ trên các tế bào bị loại bỏ khỏi cơ thể. Nó đã được điều chỉnh để chỉnh sửa - hoặc "xóa" - tế bào ung thư.

Bài báo trên tạp chí khoa học Science Advances đã đưa tin về các thử nghiệm sử dụng kỹ thuật này trên hàng trăm con chuột và giáo sư Peer cho biết nó có thể được sử dụng trên người trong vòng 2 năm tới.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những con chuột bị ung thư được điều trị có tuổi thọ cao gấp đôi so với nhóm đối chứng và tỷ lệ sống sót của chúng cao hơn 30%.

Giáo sư Peer cho biết, khi đã tương thích với con người, phương pháp điều trị này sẽ được cá nhân hóa cao, tùy chỉnh cho từng bệnh nhân dựa trên sinh thiết và được thực hiện dưới dạng tiêm hoặc tiêm trực tiếp vào khối u, tùy thuộc vào loại nào phù hợp nhất.

Giáo sư Peer nói: "Công nghệ này cần được phát triển hơn nữa, nhưng điều quan trọng chính là chúng tôi đã chứng minh được rằng công nghệ này có thể tiêu diệt các tế bào ung thư".

cac-nha-khoa-hoc-tuyen-bo-tim-ra-cach-moi-chua-khoi-ung-thu-khong-tac-dung-phu-tung-bi-che-la-vien-tuong

Giáo sư Dan Peer

Về nghiên cứu, giáo sư Peer và nhóm của ông đã chọn 2 trong số những bệnh ung thư nguy hiểm nhất là: u nguyên bào thần kinh đệm (glioblastoma) và ung thư di căn buồng trứng.

Glioblastoma là loại ung thư não nặng nhất, với thời gian sống thêm 15 tháng sau khi chẩn đoán và tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ là 3%. Nhóm nghiên cứu cũng có kế hoạch phát triển phương pháp điều trị cho tất cả các loại ung thư khác.

Ông cho rằng thuốc tiêm gồm ba thành phần: một hạt nano được điều chế từ lipid, RNA thông tin, "mã hóa" có "chức năng là cây kéo tí hon" để cắt DNA, và một hệ thống định vị "nhận dạng" các tế bào ung thư.

Giáo sư Peer cho hay: "Khi chúng tôi lần đầu tiên nói về phương pháp điều trị với RNA thông tin cách đây 12 năm, mọi người nghĩ rằng đó là khoa học viễn tưởng. Tôi tin rằng trong tương lai gần, chúng ta sẽ có thêm nhiều phương pháp điều trị được cá nhân hóa dựa trên các gen di truyền, cho bệnh ung thư và các bệnh di truyền khác".

Theo GiaDinh