Cách nhận biết cà phê thật và cà phê trộn tạp chất

Tại Việt Nam, để thưởng thức một ly cà phê ngon không khó, nhưng để biết được ly cà phê mình uống có an toàn hay không lại là một chuyện khác.

Vì chạy theo lợi nhuận, nhiều cơ sở kinh doanh sẵn sàng sử dụng những hóa chất độc hại, hương liệu trộn lẫn cùng bột đậu nành, bột bắp... được rang cháy và gần đây nhất là bột than từ ruột pin để tạo nên loại cà phê gắn mác "cà phê sạch".

Cách nhận biết cà phê thật và cà phê trộn tạp chất :: Một thế giới - Thông tin trong tầm tay

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số cách để người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt đâu là cà phê mộc nguyên chất, đâu là loại cà phê được pha lẫn cùng tạp chất.

Màu của bột cà phê

Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp, bột cà phê có màu nâu đậm (nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1 thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng). Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu đen đậm.

Người tiêu dùng Việt luôn muốn một ly cà phê với màu đen, nên bên cạnh việc sử dụng caramen và các chất tạo màu hóa học, người sản xuất sẽ thêm vào hỗn hợp bột đậu nành rang loại bột bắp này để tạo màu đen hợp thị hiếu người dùng. Bởi vậy, một gói cà phê pha tạp luôn có màu nâu đen hoặc đen khá đậm.

Bột cà phê thật có màu nâu đậm, tơi xốp, mịn màng, tỏa ra mùi thơm dễ chịu

Trọng lượng của bột cà phê

Cà phê nguyên chất có trọng lượng nhẹ hơn cà phê trộn bột đậu nành, bắp hay hóa chất nên chìm chậm và khó hòa tan vào nước. Vì thế, bạn có thể phân biệt bằng cách đổ hai muỗng cà phê hai loại vào hai ly nước.

Bột cà phê nguyên chất sẽ nổi lên trên, còn bột ngũ cốc khác giả cà phê có khối lượng riêng lớn hơn nên sẽ chìm xuống nước nhanh hơn. Khi pha, nước của ly cà phê thật có độ sánh hầu như không đáng kể. Trái lại, nước của bắp và đậu rang vốn chứa nhiều tinh bột nên sẽ rất sánh.

Mùi thơm của cà phê pha

Cà phê bột lẫn cà phê pha có một mùi thơm rất đặc trưng, tuy nhiên đây có thể là điểm mà bạn khó phân biệt nhất. Bạn chỉ có thể phân biệt được mùi của ly cà phê nguyên chất với mùi của hương liệu hóa học khi đã nhiều lần và thường xuyên uống cà phê nguyên chất. Nhiều loại cà phê bột điều đã được tẩm hương liệu. Nếu quen với mùi cà phê nguyên chất bạn sẽ phát hiện ra mùi hóa chất tuy giả khá giống mùi cà phê nhưng mang hương vị khá gắt và gây cảm giác nặng nề.

Vị của cà phê

Cà phê khi rang với thời gian đủ và đạt đến nhiệt độ thích hợp sẽ cho ly cà phê có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng. Tuy nhiên, do nhận thức không đúng, phần lớn người tiêu dùng không nghĩ rằng cà phê có vị chua.

Để đáp ứng với yêu cầu và thị hiếu về khẩu vị của người tiêu dùng, một số nhà sản xuất đã cố gắng làm cho cà phê mất đi vị chua thanh vốn có của nó bằng cách tẩm vào bột cà phê các loại hóa chất tạo đắng. Hậu quả, ly cà phê thường có vị đắng nhân tạo, đánh mất hẳn vị chua thanh quyến rũ của cà phê.

Bọt của cà phê

Cà phê nguyên chất khi đánh lên với đường sẽ tạo ra 1 ít bọt màu nâu sáng rất đẹp, nhưng nhanh xẹp xuống. Nhưng có một số người tiêu dùng ngộ nhận và yêu cầu quá đáng về ly cà phê phải có bọt đẹp.

Để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng, một số nhà sản xuất cho chất tẩy rửa bề mặt vào cà phê để tạo bọt. Nếu bạn thấy ly cà phê có bọt óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan thì chắc chắn đó là bọt xà bông.

Một trong những cách nhận biết cà phê nguyên chất là nhìn bọt của ly cà phê

Nguồn video: VTC16

Theo Motthegioi

-------------

Xem thêm:

Kinh hoàng cơ sở sản xuất cà phê bằng... lõi pin đập nhuyễn và phụ phẩm

Chủ cơ sở khai nhận đã mua cà phê thải loại, cà phê vỡ vụn và cả vỏ cà phê đem về xay nhỏ. Sau đó đập nhuyễn các cục pin, hòa với nước để nhuộm đen các loại cà phê “đểu“ này.   

kinh hoang co so san xuat ca phe bang... loi pin dap nhuyen va phu pham hinh anh 1

Lực lượng chức năng bắt quả tang hàng chục bao cà phê bẩn tại cơ sở của bà Loan  

Sáng 17.4, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Nông tiếp tục xác minh, làm rõ việc cơ sở của bà Nguyễn Thị Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) có dấu hiệu sản xuất cà phê bột từ các loại phế phẩm và hóa chất độc hại.

Trước đó từ nguồn tin báo của người dân, ngày 16.4 lực lượng cảnh sát môi trường Công an tỉnh phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất cà phê bột của bà Loan.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hàng chục tấn cà phê “bẩn” đã được trộn lẫn với đất, bột đá và các tạp chất khác. Cùng đó là 2 chậu chứa các cục pin Con Ó (khoảng 35kg) đã được đập vụn, 1 xô chứa nước màu đen (khoảng 10kg) nghi hòa tan bằng than pin, 12 tấn cà phê bột đã được nhuộm đen bằng pin chuẩn bị đóng gói cùng nhiều máy móc, dụng cụ sản xuất cà phê “bẩn”.  

   kinh hoang co so san xuat ca phe bang... loi pin dap nhuyen va phu pham hinh anh 2

Lõi pin đập nhuyễn dùng để nhuộm cà phê tại cơ sở của bà Loan 

Thông tin từ cơ quan công an cho biết, bước đầu bà Loan đã thừa nhận cơ sở sản xuất cà phê này hoạt động từ nhiều năm nay. Để có nguồn nguyên liệu, hàng ngày bà Loan cho người đi thu mua vỏ cà phê, cà phê thải loại tại các cơ sở chế biến khác. Sau đó đập dẹp các cục pin, lấy phần lõi pin hòa với nước để nhuộm các loại cà phê “đểu” này. Sau đó đóng gói, đưa ra thị trường bán kiếm lời.

Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, bà Loan đã bán ra thị trường hơn 3.000 kg cà phê “bẩn” được nhuộm đen bằng lõi pin Con Ó. Ngay sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng đã lập biên bản, tạm giữ toàn bộ tang vật, tiến hành gửi mẫu kiểm định làm cơ sở để tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.

Theo DanViet