Cảnh báo: Nguồn cung cocaine và thuốc phiện tăng kỷ lục trên toàn cầu

Theo báo cáo năm 2018 về thuốc trên toàn thế giới của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm, nguồn cung cấp cocaine trong năm 2016 và thuốc phiện từ năm 2016 đến năm 2017 đã đạt mức cao nhất từng được ghi nhận.

Việc sử dụng thuốc không được kê toa như fentanyl, một trong những thuốc giảm đau  có tác dụng gây mê thường được dùng để giảm những cơn đau nghiêm trọng hoặc đau sau phẫu thuật bằng cách tác động lên não hoặc hệ thần kinh trung ương, cũng đang trở thành một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, làm tăng tỉ lệ tử vong do dùng quá liều.

Trên toàn cầu, số người tử vong do sử dụng ma túy đạt khoảng 450.000 người trong năm 2015. Gần 40% số ca tử vong là do hậu quả trực tiếp của việc sử dụng ma túy - chủ yếu là dùng thuốc phiện quá liều. 60% số người chết còn lại gián tiếp do việc sử dụng thuốc gồm các nguyên nhân như HIV và viêm gan C.

Báo cáo cũng phát hiện ra rằng fentanyl và các chất tương tự của nó vẫn gây ra các vấn đề đặc biệt nguy hiểm nhất là ở Hoa Kỳ và Canada, và việc sử dụng thuốc thay thế như tramadol, một loại thuốc giảm đau opioid khác lại đang gia tăng ở châu Á  và một phần châu Phi.

Giám đốc điều hành UNODC, Yury Fedotov, cho biết: "Thị trường thuốc đang mở rộng, sản xuất cocaine và thuốc phiện đạt mức cao kỷ lục tuyệt đối, đặt ra thách thức trên nhiều mặt trận."

Cảnh báo: Nguồn cung cocaine và thuốc phiện tăng kỷ lục trên toàn cầu

 Nguồn cung cocaine và thuốc phiện tăng kỷ lục trên toàn cầu

Số người dùng ma túy tăng đáng kể

Theo dữ liệu mới nhất, khoảng 275 triệu người trên toàn thế giới trong độ tuổi từ 15-64 sử dụng thuốc ít nhất một lần trong năm 2016.

Cannabis là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất, với 192 triệu người sử dụng, tiếp theo là thuốc phiện và chất kích thích  với 32 triệu người dùng.

Đáng ngạc nhiên, việc sử dụng ma túy ở những người trung niên, độ tuổi từ 40 trở lên, đang gia tăng với tốc độ nhanh hơn hẳn so với thế hệ trẻ. Ở Mỹ, những người từ 50 tuổi trở lên sử dụng ma túy đã tăng gấp bảy lần so với số người trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2016.

Báo cáo cũng cho thấy phụ nữ - chiếm 33% số người sử dụng ma túy - tiêu thụ ít hơn nam giới. Tuy nhiên, một khi phụ nữ bắt đầu tiêu thụ, họ có nhiều khả năng nghiện thuốc cao hơn nam giới.

Nhà cung cấp

Theo báo cáo, tramadol, loại thuốc dùng để giảm đau cũng được chứng minh có liên quan với nhiều mạng lưới khủng bố ở Trung Đông và là nguyên nhân làm gia tăng nghiện ngập và bất ổn ở châu Phi.

Ấn Độ đã là một nhà cung cấp chính của tramadol, và nhờ các biện pháp kiểm soát gần đây tại nước này, lượng cung cấp trên toàn cầu cũng giảm.

Tuy nhiên, việc cắt giảm nguồn cung cấp cocaine và thuốc phiện phức tạp hơn nhiều. Trong năm 2016, ước tính có 1.410 tấn cocaine được sản xuất trên toàn cầu, mức cao nhất từ ​​trước tới nay. Và từ năm 2016 đến năm 2017, sản lượng thuốc phiện toàn cầu đã tăng lên 10.500 tấn, mức cao nhất từng được ghi nhận bởi UNODC.

Sự mất an ninh ở cả Colombia và Afghanistan, phần lớn đã thúc đẩy nguồn cung cấp cocaine và thuốc phiện tăng kỷ lục. Vì điều kiện kinh tế xấu đi đã khuyến khích kinh doanh cây coca và cây thuốc phiện nhằm sinh lời.

Dịch opioid đang diễn ra ở Mỹ

Cuộc khủng hoảng opioid đang diễn ra ở Mỹ cũng là một vấn đề then chốt. Nó đã làm tăng các ca tử vong do ma tuý từ năm 2000. Hoa Kỳ là nơi dịch bệnh opioid đã gây tử vong rộng rãi nhất do dùng quá liều. Điều này góp phần làm giảm tuổi trung bình của người Mỹ trong cả năm 2015 và 2016.

Nhiều trường hợp tử vong là do sử dụng  fentanyl quá liều, một loại thuốc phiện tổng hợp có khả năng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Theo VietQ