Cảnh báo tình trạng thiếu kinh nghiệm bảo mật khi... lên mạng

3/4 người dùng sẵn sàng tải về các tập tin độc hại ở các định dạng *.exe hay *.zip trong khi cần tập tin cần tải về là *.wma. 

Theo Kaspersky Lab, 3/4 số người dùng Internet có thể tải về các tập tin ẩn chứa mã độc vì họ thiếu sự hiểu biết cần thiết để phát hiện ra những mối nguy trực tuyến. Tuyên bố này được đưa ra dựa vào một cuộc khảo sát trên 18.000 người dùng Internet về thói quen online của họ.

Sự nhận thức của người dùng Internet được kiểm tra khi họ được yêu cầu tải ca khúc “Yesterday” của Beatles. Trong 4 tùy chọn tải về, chỉ có 1 tập tin an toàn ở định dạng *.wma, được cố tình đặt tên là “Betles.Yesterday.wma”.

Kết quả, chỉ có 26% số người tham gia lựa chọn tập tin này vì họ cho rằng đây là định dạng vô hại mặc dù tên file được viết sai.

Cảnh báo tình trạng thiếu kinh nghiệm bảo mật khi lên mạng

Thói quen lên mạng của nhiều người dùng vẫn đang kém an toàn. 

Tùy chọn nguy hiểm nhất là tập tin có đuôi *.exe, chứa phần tử “mp3” mang tên “Beatles_Yesterday.mp3.exe” đã lừa được 34% người tham gia khảo sát. Trong khi đó, 14% người dùng tải tập tin screensaver src. - loại tập tin gần đây được dùng để phát tán thông tin độc hại. Và 26% chọn tập tin có định dạng *.zip. - loại định dạng cũng có thể chứa nhiều file nguy hiểm.

Âm nhạc chứa nhiều mối đe dọa mà người dùng không thể phát hiện ra. Theo khảo sát, 1/5 (21%) số người dùng tải tập tin từ nhiều nguồn khác nhau, làm tăng nguy cơ gặp phải nguồn độc hại.

Trong quá trình khảo sát, chỉ 24% số người dùng có thể nhận biết được trang web thật. Ngoài ra, trong khi xác định các trang web mà họ sẵn sàng nhập thông tin cá nhân của mình vào thì hơn một nửa (58%) số người sử dụng chỉ nhập trên các trang web giả mạo.

Các kết quả nghiên cứu người dùng gần đây từ Kaspersky Lab và B2B quốc tế cho thấy, 45% người sử dụng Internet đã gặp phải ít nhất một sự cố phần mềm độc hại trong 12 tháng qua, nhưng 13% trong số những người bị ảnh hưởng không biết tại sao mình lại gặp phải vấn đề này.

Theo Ngọc Phạm (Kaspersky/danviet)