Chỉ mặt 4 loại nước khiến trẻ "lùn tịt", ăn mãi không lớn, đừng dại cho con uống vào

Nhiều bà mẹ Việt vẫn đang vô tư cho con ăn uống, thậm chí là nhồi nhét vì nghĩ nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của bé. Thế nhưng, rất ít người biết đây chính là loại nước bào mòn chiều cao của trẻ.

Trà sữa

Ngoài thức uống có ga, trà sữa cũng là thực phẩm trẻ nên hạn chế bởi lượng đường và calo trong thức uống này rất cao. Một ly trà sữa trân châu có thể chứa tới 50g đường, cung cấp khoảng 200kcal.

Điều đáng chú ý là trà sữa chứa nhiều calo nhưng lại thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất. Trong khi lứa tuổi hay dùng trà sữa nhất (lứa tuổi dậy thì) lại đang cần tích lũy dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình tăng trưởng chiều cao. Mặt khác, do chứa nhiều đường nên nếu uống quá nhiều có thể gây thừa cân, béo phì .

Vì thế, tốt nhất không nên dùng trà sữa hằng ngày, với trẻ nhỏ, không nên sử dụng, đặc biệt là uống trà sữa thay cho các bữa ăn chính.

Nước ngọt có ga

Đặc điểm chung của các đồ uống có ga là chứa lượng đường khá lớn và khí ga dễ khiến cho trẻ bị đầy bụng. Uống nước ngọt có ga trẻ thường cảm giác no, gây ra tình trạng biếng ăn, kéo theo đó là dinh dưỡng không được dung nạp đầy đủ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của bé.

chi-mat-4-loai-nuoc-khien-tre-lun-tit-an-mai-khong-lon-dung-dai-cho-con-uong-vao
 

Theo chuyên trang sức khỏe MissNews, trong các loại nước ngọt có ga chứa CO2, chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản và các loại hương liệu. Khi uống, khí CO2 đi vào dạ dày khá nhiều, dễ khiến trẻ bị đầy bụng.

Mặt khác, đồ uống có ga chứa nhiều axit photphoric, làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hấp thu canxi - thành phần chính của hệ xương, tác động xấu tới chiều cao. Chưa kể, một số đồ uống có ga còn chứa các thành phần gây hại như axit làm hủy hoại men răng, gây sâu răng, làm tổn thương niêm mạc dạ dày…

Nước ép đóng chai

Loại nước ép đóng chai, đóng hộp rất thuận tiện nhưng vì những bất lợi cho sức khỏe không nên để trẻ uống nước ép đóng chai. Một ly nước ép có chứa 5-6 muỗng cà phê đường. Đường hòa tan ngay lập tức được hấp thụ vào máu – điều này khiến cho sự trao đổi chất của carbohydrate không tốt.

Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo nên ăn trái cây thay vì chỉ uống nước trái cây. Nhờ chất xơ trong trái cây, nước trái cây được hấp thu dần dần. Bố mẹ cũng có thể cố gắng để cho con uống nước hoa quả vắt tươi hoặc sinh tố thay vì mua các loại nước ép đóng chai bán sẵn.

Mật ong

Nhiều mẹ sẽ rất ngỡ ngàng vì từ trước đên nay, mật ong luôn được coi là loại thực phẩm – dược phẩm “gia truyền” rất tốt có thể chữa trị được nhiều bệnh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên đối với trẻ trong độ tuổi sơ sinh thì mật ong là loại thực phẩm rất nguy hiểm bởi vì mật ong có chứa một số bào tử ngộ độc có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ. Trong khi đó ở độ tuổi này, hệ thống tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn chỉnh các chức năng để có thể đối phó với các bào tử bệnh ngộ độc. Do đó các mẹ tuyệt đối không cho con sử dụng mật ong trong độ tuổi dưới 1 tuổi.

Theo Khoe&dep