Chỉ sụp mí mắt mà nguy kịch: Chuyên gia Bạch Mai chỉ ra bệnh lý nguy hiểm

Nhược cơ là bệnh lý về thần kinh, bệnh gây biến chứng nặng nề với cuộc sống sinh hoạt của người bệnh thậm chí có thể tử vong.

Nhầm lẫn với bệnh về mắt

Tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai GS Nguyễn Gia Bình – nguyên trưởng khoa cho biết khoa thường xuyên có các bệnh nhân nguy kịch, biến chứng vì nhược cơ .

Trường hợp của bà Nguyễn Thị H. Hà Nội nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp trầm trọng do cơn nhược cơ nặng. 5 năm trước, bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ và đã được phẫu thuật cắt bỏ u tuyến ức tại một bệnh viện khác.

Tuy nhiên, khoảng 2 tháng gần đây, cơ thể người bệnh xuất hiện các cơn nhược cơ nhẹ, khó thở nhiều, suy hô hấp nặng.

Khi đưa đến bệnh viện bác sĩ đã phải nhanh chóng đặt ống nội khi quản và thở máy thông qua nội khí quản, điều chỉnh các rối loạn về hô hấp và huyết động, đồng thời khẩn trương làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị tích cực. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn diễn biến nặng nên được lọc máu liên tục.

Trường hợp của bà N.T. M. 49 tuổi, TP.HCM cũng bị suy hô hấp nặng do nhược cơ nhưng lại bị nhầm lẫn với sụp mí mắt.

Trước đó bệnh nhân thấy sụp nhẹ mí mắt 2 bên nên đã vào một bệnh tư để điều trị. Tại đây, người bệnh được chỉ định làm xét nghiệm, chụp CT sọ não và được chẩn đoán bệnh lý về mắt.

Sau hơn 1 tuần điều trị, mí mắt sụp nhiều nên người nhà đã đưa đến bệnh viện khác điều trị. Tại đây, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu khạc do vướng đàm, ăn thỉnh thoảng bị sặc, không sốt. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị và các chẩn đoán đều chung các bệnh lý về mắt.

chi-sup-mi-mat-ma-nguy-kich-chuyen-gia-bach-mai-chi-ra-benh-ly-nguy-hiem

Bệnh nhân nhược cơ nằm tại BV Bạch Mai

Tuy nhiên, sức khỏe của người bệnh bắt đầu chuyển biến xấu, người bệnh bị mệt, khó thở nhiều hơn nên nhanh chóng được chuyển vào khoa Hồi Sức tích cực để điều trị. Lúc này, người bệnh đã khó thở trầm trọng, yếu nhẹ tay chân, sụp mi mắt nhiều, kèm theo nuốt khó, nói khó ngày càng tăng.

Người bệnh được các bác sĩ khẩn trương đặt nội khí quản và thở máy, điều chỉnh các rối loạn về hô hấp và huyết động, và làm các xét nghiệm chẩn đoán đồng thời bệnh viện đã nhanh chóng tổ chức hội chẩn và phát hiện bà M. bị cơn nhược cơ nặng và phương pháp điều trị tốt nhất trong thời điểm này là tiến hành điều trị nội và áp dụng kỹ thuật thay huyết tương.

Nhược cơ là gì?

TS BS Đinh Vinh Quang – trưởng khoa Nội thần kinh, BV Nhân dân 115 TP.HCM cho biết, nhược cơ gây ra yếu cơ và đến nay chưa nhận biết được nguyên nhân chính xác của bệnh này.

Bác sĩ Quang cho biết, bệnh làm gián đoạn tín hiệu dẫn truyền thần kinh đến cơ, các chất dẫn truyền giảm sút trong máu nên cơ không hoạt động, yếu giảm hoạt động.

chi-sup-mi-mat-ma-nguy-kich-chuyen-gia-bach-mai-chi-ra-benh-ly-nguy-hiem

BS Đinh Vinh Quang – trưởng khoa Nội thần kinh, BV Nhân dân 115 TP.HCM

Nhược cơ có dấu hiệu nhận biết đó là yếu cơ, mức độ yếu cơ có nhiều mức độ như ở mắt, vùng hầu họng, ở mặt, tay chân, thân người. Triệu chứng nhược cơ ở giai đoạn đầu không nhận biết rõ được và càng về sau thì yếu cơ càng nặng lúc này người bệnh mới cảm nhận được yếu cơ.

Có thể nhìn 1 người thành 2 người, nhìn đôi. Yếu cơ ở bộ phận nào trong cơ thể hoặc bị hết tất cả các cơ làm cho bệnh nhân khó cử động tay chân, khó thở. Tần suất gặp ở nữ giới nhiều hơn. Nhóm tuổi hay gặp ở nữ dưới 40 tuổi.

Nhược cơ có triệu chứng yếu ở 1 nhóm cơ sau đó lan ra các cơ khác, bệnh không có tính chất đối xứng có thể yếu 1 bên cơ thể, giai đoạn sau mới đến toàn cơ thể. Nhược cơ xảy ra sau khi người bệnh gắng sức, triệu chứng yếu cơ nặng lên. Khi nghỉ ngơi cơ có thể trở lại bình thường.

Triệu chứng thứ ba, yếu cơ có thể diễn tiến từng đợt, trong ngày. Sau khi ngủ dậy cơ không yếu, mệt mỏi nhưng sau 1 ngày thì cơ mệt, yếu nhiều hơn. Bệnh nhân có thể diễn tiến thành từng đợt, trải dài với nhiều mức độ như nhau nhưng có giai đoạn nặng lên hoặc thoái lui.

Chẩn đoán: Từ các triệu chứng trên các bác sĩ sẽ khám và hỏi các triệu chứng liên quan tới yếu cơ của bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân bị nhược cơ mắt thì mở mắt khó, nhìn không rõ. Bác sĩ sẽ làm các biện pháp giúp xác định có yếu cơ không. Làm các test để xác định chẩn đoán, có thể làm điện cơ, các cận lâm sàng khác như CT ngực, MRI để tìm bất thường.

Biến chứng của nhược cơ chủ yếu do yếu cơ gây ra, có thể do yếu cơ vùng mắt, mặt, tứ chi. Ở vùng nào nặng gây biến chứng vùng đó. Ở hầu họng nhược cơ khiến bệnh nhân nuốt khó, nuốt sặc khiến bệnh nhân dễ viêm phổi. Yếu cơ ở bộ phận hô hấp gây suy hô hấp.

Đặc biệt khi bị bệnh bệnh nhân lúc nào cũng mệt mỏi, ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.

Đây là bệnh mãn tính nên người bệnh cần có kế hoạch điều trị, nâng đỡ thể trạng tốt, tránh công việc quá sức, tuân thủ các liệu trình điều trị thật chính xác.

Các bác sĩ điều trị sẽ đưa ra các lời khuyên với người bệnh, bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ thực phẩm từ đạm, rau củ, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng. Nếu có bệnh đi kèm phải được bác sĩ chuyên khoa điều trị để tránh biến chứng từ bệnh nhược cơ.

Theo Trí thức trẻ

----

Xem thêm:

+Nấm mốc "sinh sôi" lan kín tai cậu bé 10 tuổi vì hai thói quen mà rất nhiều trẻ Việt cũng đang mắc phải

+Dược thiện phòng chống đau mắt đỏ

+Mẹo mở nắp chai bị vặn quá chặt "cực đỉnh" trong nháy mắt

+Ông Trump phải xuống hầm trú ẩn khi người biểu tình vây Nhà Trắng

-----