Chức năng đuổi muỗi trên điều hòa không phải ai cũng biết

Chức năng đuổi muỗi trên điều hòa có thể coi là một trong những cách vừa hiệu quả, an toàn lại không quá tốn kém cho sức khỏe con người.

Với dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh như thời điểm này, nỗi lo muỗi đốt trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết. Có người nói rằng, muỗi thích nóng ẩm thôi chứ còn ở môi trường điều hòa mát lạnh rồi thì không có muỗi. Vậy sự thật thế nào?

Ở môi trường điều hòa, muỗi có còn khả năng tấn công bạn?

Chức năng đuổi muỗi trên điều hòa không phải ai cũng biết

Điều hòa có chức năng đuổi muỗi? Ảnh: Health 

Đúng là muỗi sẽ "khó kiếm ăn" hơn trong môi trường có điều hòa nhiệt độ. Bởi muỗi tìm đối tượng "chích" là khi chúng phát hiện ra không khí chứa CO2 và mùi hương của cơ thể người thu hút.

Nhưng nếu ở trong phòng điều hòa, không khí được lưu thông tốt, nhiệt độ cũng mát mẻ hơn và muỗi sẽ "mất phương hướng" và mất nhiều thời gian hơn để xác định vị trí của "con mồi".

Muỗi có thể ít hơn trong môi trường điều hòa nhưng không phải là không có, vì thế, chúng vẫn có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào.

Chức năng đuổi muỗi trên điều hòa

Điều làm muỗi "sợ" nhất chính là khả năng làm khô không khí của điều hòa. Ở bất kì chế độ (mode) nào của điều hòa thì máy cũng tự động hút ẩm khỏi phòng, không khí càng khô thì muỗi càng khó chịu và sẽ tìm mọi kẽ hở để thoát khỏi không gian đó.

Đây cũng là lý do vì sao, để đuổi muỗi các bạn nên bật chế độ làm khô thay vì chế độ làm mát bởi nó đuổi muỗi rất hiệu quả mà lại không quá tốn điện như chế độ làm mát.

Chức năng đuổi muỗi trên điều hòa không phải ai cũng biết

Sử dụng chế độ Dry trên điều hòa sẽ có tác dụng tối đa trong việc xua đuổi muỗi khỏi phòng. Ảnh: Tri thức trẻ 

Đây có thể coi là một trong những cách vừa hiệu quả vừa an toàn với sức khỏe con người lại không quá tốn kém dành cho thời điểm chuyển mùa không quá nóng như hiện tại.

Bác sĩ Phương (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) đưa lời khuyên, không phải lúc nào bạn cũng nên sử dụng tính năng làm khô không khí này ở điều hòa, nhất là khi trời khô nóng và phòng có trẻ em nếu không sẽ khiến da khô, người mất nước và còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ nữa.

Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:

Muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn.

Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...

Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

 
Theo vietq