Chuyên gia mách bạn cách nhìn tai đoán bệnh "chuẩn không cần chỉnh"

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những dấu hiệu khác thường ở tai dù rất nhỏ nhất đều có thể là cảnh báo của những chứng bệnh nguy hiểm. Vì thế, đừng bao giờ lơ là nhé!

Chuyên gia mách bạn cách nhìn tai đoán bệnh “chuẩn không cần chỉnh”

1. Chảy máu tai

Theo ý kiến của các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu tai như: Da bị tổn thương, chấn thương đầu, nhiễm trùng tai, thủng màng nhĩ, ung thư tai và thay đổi áp suất trên máy bay, khi lặn…Nhiều khảo sát còn phát hiện nguyên nhân tổn thương tai phổ biến nhất hiện nay là do sử dụng tai nghe sai cách.

2. Tai có màu nhợt nhạt

Chuyên gia mách bạn cách nhìn tai đoán bệnh “chuẩn không cần chỉnh”

Cơ thể thiếu vitamin đôi khi rất khó chẩn đoán vì chúng không gây ra một số triệu chứng đặc hiệu nào. Nhưng chúng ta cũng có thể chẩn đoán sơ bộ vấn đề này khi đôi tai bỗng dưng chuyển màu nhợt nhạt, vì đó có thể là dấu hiệu thông báo cơ thể bạn đang thiếu và cần bổ sung ngay vitamin lẫn canxi cho mình.

3. Đỏ tai

Chuyên gia mách bạn cách nhìn tai đoán bệnh “chuẩn không cần chỉnh”

Tai bạn có thể nóng lên và ửng đỏ trong chốc lát. Tuy nhiên, tai nóng và đỏ ửng không liên quan tới tâm trạng có thể là dấu hiệu của tuyến thượng thận không làm việc đủ.

Tuyến thượng thận nằm ở đỉnh quả thận, chịu trách nhiệm tiết ra hoóc-môn adrenaline, giúp cơ thể sẵn sàng phản ứng với những tình huống stress. Suy tuyến thượng thận có thể dẫn đến huyết áp thấp, sụt cân và suy thận, cùng với nhiều chứng bệnh khác. Đỏ tai là một đặc điểm của suy tuyến thượng thận.

Theo một bài báo trên tờ The Journal of Headache and Pain năm 2013, đỏ tai cũng có thể là dấu hiệu của Hội chứng đỏ tai. Chứng bệnh này có đặc điểm là một hoặc cả hai tai trở nên cực kỳ đỏ và nóng khi sờ, với biểu hiện đỏ tai xảy ra trong vài giây, tuy nhiên trường hợp rối loạn này rất hiếm gặp, 

4. Ù tai

Tiếng ù trong tai có thể bao gồm tiếng chuông, tiếng huýt sáo, tiếng vo ve, tiếng xì xào... trong tai. Âm thanh có thể đến từ một hoặc cả hai tai, từ trong đầu hoặc từ một khoảng cách nhất định. Tiếng ồn lớn khi nghe hòa nhạc hay xem thi đấu thể thao có thể gây ù tai tạm thời. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài quá 6 tháng, thì đó là dấu hiệu của ù tai mạn tính. Tình trạng này hiếm khi báo hiệu bạn sẽ bị điếc hoặc bị vấn đề gì đó nghiêm trọng hơn.

5. Tai thấp

Chuyên gia mách bạn cách nhìn tai đoán bệnh “chuẩn không cần chỉnh”

Dấu hiệu này cho thấy nguy cơ của hội chứng Down và Turner mà nguyên nhân là do những bất thường ở nhiễm sắc thể. Những người mắc hội chứng Down sẽ có khác biệt về thể chất và các vấn đề về phát triển. Trong khi đó, hội chứng Turner lại gây ra vấn đề với hình dạng đầu và cổ cũng như độ tăng trưởng và dậy thì. Ngoài ra, tai nằm ở vị trí thấp còn là dấu hiệu của các hội chứng hiếm gặp khác như Shprintzen-Goldberg và Jacobsen..

6. Thiếu tai ngoài

Chuyên gia mách bạn cách nhìn tai đoán bệnh “chuẩn không cần chỉnh”

Đây là một dấu hiệu dị tật bẩm sinh. Mặc dù các chuyên gia chưa chắc chắn về nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng một số điều kiện thuộc về môi trường và sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai có thể đóng góp một phần lý do. Trong hầu hết những trường hợp này, các bác sĩ có thể tạo hình tai ngoài bằng phẫu thuật thẩm mỹ.

7. Đau tai

Đây có thể là một dấu hiệu nhiễm trùng tai, viêm họng, viêm áp xe răng, tai, ứ đọng ráy tai...Trong trường hợp bị đau tai, đau không đỡ trong 1-2 hai ngày hoặc chảy dịch từ tai, sưng quanh tai, nôn, sốt, đau họng thì ngay lập tức cần đến gặp bác sĩ.

8. Hình dạng tai bất thường

Chuyên gia mách bạn cách nhìn tai đoán bệnh “chuẩn không cần chỉnh”

Đôi khi chỉ là một chút thịt thừa trên tai cũng đều có thể là một dấu hiệu cho thấy thận có vấn đề bởi vì ở trẻ em, thận và tai luôn phát triển song song. Trong trường hợp phát hiện những bất thường đó, các bác sĩ thường tiến hành siêu âm để kiểm tra, nhằm phát hiện kịp thời nếu trẻ mắc bệnh.

9. Ù tai

Ù tai có thể là dấu hiệu của những trục trặc ở khớp thái dương hàm hoặc thương tích ở cổ hoặc đầu. Nếu bạn nghe thấy tiếng ù ù hay tiếng ong vo ve trong tai thì tốt nhất là chúng ta nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu điều gì đang xảy ra.

10. Ngứa tai

Nhiễm nấm hoặc các kích ứng ở tai thường là nguyên nhân gây ra chứng này. Một lý do khác có thể là bệnh vẩy nến. Bệnh có thể xảy ra ở trong và ngoài tai, gây đau, nhất là nơi da mỏng và có thể dẫn đến sự tích tụ da chết gây nghe kém. Mặc dù bệnh vảy nến hiện chưa có cách chữa khỏi nhưng các bác sĩ có thể giúp các triệu chứng giảm nhẹ hơn.

Hi vọng những mẹo sức khỏe cực hữu ích như trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về đôi tai của mình và phát hiện sớm những dấu hiệu sức khỏe bất thường.  Bạn muốn một cơ thể khỏe mạnh? Đừng quên truy cập Bestie mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

Theo Bestie