Cô gái có 10 chiếc răng hàm sâu vào tủy chỉ vì thói quen uống nước tai hại mà nhiều người mắc phải

Sau khi tiến hành điều trị tủy răng và bọc răng sứ, tình trạng đau nhức do sâu răng của cô Doanh đã cải thiện.

Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Triệu Quốc Tường, khoa nha, công tác tại Essential Dental Clinic, chia sẻ về trường hợp cô Doanh (25 tuổi) có thói quen tai hại là ít uống nước và thay bằng nước ngọt giải khát, không kiểm tra răng miệng định kỳ, đợi đến khi răng đau nhức thì cô Doanh mới đến phòng khám.

co-gai-co-10-chiec-rang-ham-sau-vao-tuy-chi-vi-thoi-quen-uong-nuoc-tai-hai-ma-nhieu-nguoi-mac-phai

Ảnh minh họa

Sau khi kiểm tra khoang miệng, bác sĩ kinh ngạc khi thấy cô Doanh có tất cả 10 chiếc răng hàm bị sâu vào tủy, bề mặt răng đều bị sâu đen.

Tìm hiểu thì được biết ngoài thói quen uống nước như trên, cô Doanh có sử dụng thuốc ngủ và thuốc chống trầm cảm làm giảm tiết nước bọt. Những người như cô Doanh được xếp vào nhóm dễ bị sâu răng .

Bác sĩ Triệu Quốc Tường cho biết, những bệnh nhân giảm tiết nước bọt có thể cải thiện tình trạng bằng cách uống nước và sử dụng thuốc kích thích thần kinh giao cảm làm tăng lượng tiết nước bọt, cũng có một số người kích thích tiết nước bọt bằng cách nhai kẹo cao su không đường trong miệng.

Trường hợp cô Doanh đã nhận bài học cay đắng vì chậm trễ trong việc khám chữa bệnh, khiến 10 chiếc răng hàm bị sâu vào tủy. Sau khi tiến hành điều trị tủy răng và bọc răng sứ, tình trạng đau nhức của cô Doanh đã cải thiện.

Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng

Bác sĩ chỉ ra một số trường hợp dễ bị sâu răng là do gene di truyền. Theo kinh nghiệm lâm sàng, một số bệnh nhân đều đặn đánh răng mỗi ngày, không uống nước ngọt giải khát nhưng vẫn bị sâu răng.

Khi bác sĩ hỏi thăm về tiền sử người nhà mắc bệnh thì được biết, một số bệnh nhân có bố mẹ bị sâu răng nên điều này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến họ do có mối liên hệ về gene.

Tác nhân gây bệnh sâu răng phổ biến là vi khuẩn staphylococcus hoặc streptococcus, những người dễ bị vi khuẩn tấn công trong khoang miệng cũng dễ bị sâu răng.

Ngoài ra, một số bệnh nhân bẩm sinh tiết ra ít nước bọt, cộng thêm thói quen ăn uống thất thường, có vấn đề về trào ngược dạ dày, khi axit dạ dày trào ngược lên miệng sẽ gây sâu răng.

Những người thích uống nước ngọt và ít uống nước cũng dễ bị sâu răng. Bên cạnh đó, phương pháp vệ sinh khoang miệng kém khiến các mảng bám không được làm sạch cũng là yếu tố gây sâu răng, do đó bạn nên chọn bàn chải đánh răng đầu nhỏ để có thể len lỏi vào sâu trong khoang miệng và loại bỏ vi khuẩn.

co-gai-co-10-chiec-rang-ham-sau-vao-tuy-chi-vi-thoi-quen-uong-nuoc-tai-hai-ma-nhieu-nguoi-mac-phai

Ảnh minh họa

Quan trọng nhất vẫn là tăng tiết nước bọt, trong nước bọt có khoáng chất giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng. Sâu răng hình thành là do độ pH trong khoang miệng giảm, nếu độ pH giảm dưới 5.5, men răng sẽ bị "khử khoáng" tạo thành các hốc men, khiến vi khuẩn và mảng bám dính vào răng.

Lúc này, tiết nước bọt rất quan trọng để các khoáng chất bám vào răng có tác dụng "tái khoáng" men răng, nếu thời gian này trì hoãn sẽ xuất hiện tình trạng sâu răng.

Nhận biết một răng hàm bị sâu vào tủy như thế nào?

Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập mô sống. Tủy trong răng cũng là mô sống và do đó có thể bị nhiễm trùng. Tình trạng này được gọi là viêm tủy.

Dấu hiệu điển hình của răng hàm bị sâu vào tủy là đau, đặc biệt xuất hiện và tăng lên trong khi nhai và nhạy cảm với thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh trong giai đoạn đầu, sau đó triệu chứng đau ngày càng tăng, các cơn đau xuất hiện tự nhiên, thời gian kéo dài hơn hoặc thậm chí có thể đau nhức thành cơn dữ dội trong viêm cấp. Bề mặt răng bị sâu đen, có thể thấy vết đen ở rãnh trên mặt nhai hoặc bề mặt bất kỳ của răng.

Một số bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng như sốt, sưng đau ở nướu, lan ra các vùng ở mặt và xuất hiện các hạch bạch huyết mềm dưới hàm.

Theo GiaDinh