Cô gái nhận "kết đắng" sau 5 ngày nằm trên giường, ai có thói quen này bỏ ngay kẻo muộn

Cô gái nhận kết đắng sau 5 ngày nằm trên giường, ai có thói quen này bỏ ngay kẻo muộn

Ngày nay, nhiều người trẻ thích dành nhiều thời gian nằm trên giường xem điện thoại, chơi game, xem phim,… Cách đây không lâu, cô gái trẻ ở Nam Kinh sau nhiều ngày không rời giường đã rất hốt hoảng khi thấy cơ thể biến đổi khác thường.

Cô gái trẻ tên Xiao Liu, sống ở Nam Kinh, Trung Quốc suốt 5 ngày đều nằm lì trên giường, trừ lúc đi vệ sinh hay ăn uống, còn lại phần lớn thời gian đều dính chặt với chiếc giường. Ngày thứ 5 khi thức dậy, đột nhiên cô thấy đau nhói từ phần bụng cho đến mông, đặc biệt chân bên trái sưng to bất thường.

 

Không chỉ vậy, cô còn không thể gập được chân và cảm thấy rất đau đớn. Cuối cùng cô phải nhờ gia đình đưa đi bệnh viện kiểm tra. Kết quả cho thất cô gái bị huyết khối tĩnh mạch chi dưới. Chân trái lớn hơn 7cm so với chu vi chân phải, từ bắp chân cho đến gần bụng có cục máu đông.

“Bện nhân mới 21 tuổi, nếu không chữa khỏi cái chân, sau này cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng rất lớn”, bác sĩ điều trị cho Xiao Liu nói.

May mắn sau ca phẫu thuật, Xiao Liu đã dần phục hồi. Nếu không có sự can thiệp đúng lúc, cục máu đông có thể ảnh hưởng đến động mạch, thậm chí cả tim. Khi ấy sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

co-gai-nhan-ket-dang-sau-5-ngay-nam-tren-giuong-ai-co-thoi-quen-nay-bo-ngay-keo-muon
Sau sự việc, Xiao Liu cho biết hầu hết thời gian cô đều nằm trên giường, thỉnh thoảng dậy uống chút nước. Bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người: “Đừng bao giờ ở mãi một tư thế quá lâu. Giống như Xiao Liu, nếu có thể thường xuyên để ý tới chân, vận động một chút cũng có thể không gây ra vấn đề.”

Thực tế đã có không ít trường hợp gặp nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tính mạng chỉ vì tư thế không đúng. Đã từng có trường hợp một sinh viên đại học mải mê chơi game đến 2 giờ sáng sau đó đột nhiên lên cơn co giật. 3 ngày sau đó, mỗi đêm lại bị lên cơn co giật. Cuối cùng bác sĩ phát hiện chàng trai trẻ có huyết khối trong não.

co-gai-nhan-ket-dang-sau-5-ngay-nam-tren-giuong-ai-co-thoi-quen-nay-bo-ngay-keo-muon
Nguyên nhân là do chàng trai thường thích nằm trên giường dùng điện thoại tới khuya, không thích vận động lại ăn quá nhiều chất béo. Tất cả những thói xấu đó dẫn tới bệnh tật.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là một tình trạng bệnh hình thành khi có cục máu đông ở tĩnh mạch. Tĩnh mạch bị ảnh hưởng thường nằm ở lớp cơ sâu trong chân hoặc cũng có thể ở những vùng khác. Cục máu đông này khiến máu khó lưu thông. Khu vực có mạch máu bị tắc nghẽn trở nên sưng phù, bầm đỏ, và đau đớn. Khi máu tụ di chuyển đến phổi sẽ khiến tắt mạch phổi và có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về hô hấp.

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu, bao gồm:

Rối loạn đông máu di truyền: một số người mắc các rối loạn di truyền làm cho máu đông dễ dàng hơn. Tình trạng di truyền này có thể không gây ra các vấn đề trừ khi được kết hợp với các yếu tố gây huyết khối.

Thời gian nằm trên giường kéo dài, ví dụ như bị liệt hay nằm viện. Khi chân bạn ở yên một vị trí trong thời gian dài, cơ bắp chân không thể co duỗi để giúp máu dễ dàng lưu thông hơn, có thể dẫn đến huyết khối.

Chấn thương hay phẫu thuật: chấn thương liên quan đến tĩnh mạch hay phẫu thuật có thể gia tăng nguy cơ huyết khối.

Mang thai: thai nhi tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch trong vùng chậu và vùng chân của bạn. Phụ nữ có rối loạn đông máu di truyền có nguy cơ cao. Nguy cơ huyết khối trong thai kỳ tiếp tục đến sáu tuần sau khi bạn đã sinh.

Dùng thuốc trách thai hay các liệu pháp thay thế hormone: thuốc tránh thai (thuốc viên uống) và các liệu pháp thay thế hoóc môn đều có thể dẫn đến khả năng xuất hiện huyết khối.

Béo phì: trọng lượng quá lớn sẽ khiến áp lực đè vào tĩnh mạch ở vùng chậu và vùng chân tăng cao.

Hút thuốc: hút thuốc ảnh hưởng đến máu đông và tuần hoàn máu, có thể tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu.

Ung thư: một số bệnh ung thư có thể gây huyết khối. Một số thuốc trị ung thư cũng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối.

Suy tim: những người mắc bệnh suy tim có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch sâu và tắc nghẽn mạch phổi. Suy tim còn có thể khiến các triệu chứng tắc nghẽn mạch phổi nghiêm trọng hơn vì người bị suy tim thường có các chức năng tim-phổi bị hạn chế.

Bệnh viêm ruột: các bệnh lý về đường ruột, ví dụ như bệnh Crohn’s, hay viêm loét đại tràng, gia tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).

Gia đình có tiền sử mắc huyết khối tĩnh mạch sâu hay tắc nghẽn mạch phổ: nếu trong gia đình bạn có người đã từng mắc huyết khối tĩnh mạch sâu hay tắc nghẽn mạch phổi, bạn có dễ mắc phải huyết khối tĩnh mạch sâu.

Tuổi tác: từ 60 tuổi trở lên, nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu của bạn sẽ tăng lên, mặc dù huyết khối có thể xảy ra ở mọi độ tuổi.

Ngồi trong thời gian dài, ví dụ như lái xe hay đi máy bay: nếu chân bạn ở im một chỗ trong nhiều giờ, cơ bắp chân không co để giúp máu lưu thông. Huyết khối có thể hình thành trong bắp chân nếu cơ bắp chân của bạn bất động quá lâu.

Theo Khám phá