Có thể sử dụng dứa đúng cách với bệnh nhân tiểu đường

Dứa có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều hơn một số loại trái cây khác, nhưng một số người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể kết hợp nó vào một kế hoạch bữa ăn lành mạnh.

Đa số các loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp, chúng có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ít hơn so với các loại thực phẩm khác. Những điểm số này có xu hướng thấp vì trái cây chứa fructose và chất xơ, giúp cơ thể tiêu hóa carbohydrate chậm hơn, dẫn đến lượng đường trong máu ổn định hơn theo thời gian. Tuy nhiên, dứa có điểm GI trung bình, điều đó có nghĩa dứa có thể có nhiều ảnh hưởng đến đường huyết hơn các loại trái cây khác.

co-the-su-dung-dua-dung-cach-voi-benh-nhan-tieu-duong

Có thể sử dụng dứa đúng cách với bệnh nhân tiểu đường. 

Giống như các loại thực phẩm khác, GI của dứa có thể thay đổi, tùy thuộc vào những gì một người ăn. Khi kết hợp carbohydrate xơ với protein và chất béo có lợi cho sức khỏe, nó sẽ ngăn chặn việc ăn quá nhiều, giúp họ cảm thấy no lâu hơn và giảm bất kỳ sự tăng đột biến nào của lượng đường trong máu. 

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến GI của dứa bao gồm: Độ chín, với quả chín hơn có điểm GI cao hơn; Chuẩn bị, vì nước trái cây có điểm cao hơn trái cây tươi, ví dụ dù là đóng hộp hay sống, vì dứa đóng hộp có thêm đường có điểm cao hơn

Dứa là một nguồn vitamin C và mangan tốt. Nó cũng chứa chất xơ, vitamin A và vitamin B, cũng như một hợp chất gọi là bromelain, có nhiều lợi ích sức khỏe được báo cáo. Những yếu tố này làm cho dứa trở thành một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường.

Cách sử dụng dứa cho bệnh nhân tiểu đường

Các lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường là dứa tươi hoặc đông lạnh. Không nên sử dụng dứa đóng hộp, tách hoặc chế biến vì thường chứa thêm đường, đặc biệt là khi trái cây trong xi-rô. Ngoài ra cũng không nên sử dụng nước ép dứa hoặc dứa khô vì trong các sản phẩm này cũng thường chứa thêm đường bổ sung và do đó có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu.

Để hạn chế tác động đến lượng đường trong máu, hãy ăn dứa ở mức độ vừa phải và kết hợp với protein hoặc chất béo có lợi cho sức khỏe để giảm thiểu tổng giá trị GI của bữa ăn. Hãy thử dùng dứa như một món tráng miệng sau khi ăn thực phẩm có GI thấp, chẳng hạn như: gạo lứt, lúa mạch, bánh mì ngũ cốc, mì ống, đậu, yến mạch, protein nạc, chất béo lành...

Theo VietQ