Cốc nguyệt san hay tampon đều có nguy cơ gây sốc độc

Mặc dù nhiều người cho rằng sử dụng tampon cũng như cốc nguyệt san sẽ an toàn hơn nhưng một nghiên cứu mới cho biết, kể cả cốc kinh nguyệt cũng như tampon đều có nguy cơ khiến bạn bị sốc độc.

Mặc dù nhiều người cho rằng sử dụng tampon cũng như cốc nguyệt san có thể bảo vệ bạn khỏi hội chứng sốc độ nhưng thực tế nó còn nguy hiểm hơn thế.

Hội chứng sốc độc (toxic shock syndrome - viết tắt là TSS) là một bệnh hệ thống, có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Hai loại vi khuẩn chính gây ra hội chứng này là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và vi khuẩn liên cầu (Streptococcus pyogenes) - (sốc độc do vi khuẩn liên cầu hiếm gặp hơn). Đây là những vi khuẩn có thể sản xuất chất độc.

Ở một số người, cơ thể không thể chống lại độc tố khiến hệ thống miễn dịch có phản ứng gây ra các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng. Hội chứng sốc độc có thể xảy ra với bất cứ ai - những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em, nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ khi sử dụng băng vệ sinh.

Cốc nguyệt san hay tampon đều có nguy cơ gây sốc độc

Ngay cả cốc nguyệt  san lẫn tampon cũng có nguy cơ gây sốc độc

Băng vệ sinh dù ở dạng nào vãn có thể gây ra hội chứng sốc độc tuy nhiên, những loại băng vệ sinh đặt vào âm đạo có nguy cơ cao hơn do chúng cung cấp một môi trường ẩm và ấm hơn giúp cho vi khuẩn phát triển hơn.

Nghiên cứu mới của Pháp thậm chí còn cho biết, các sản phẩm dù mới nhất và được coi là an toàn nhất chống lại TSS  vẫn có thể khiến vi khuẩn phát triển nhiều hơn do một số loại sợi được sử dụng trong sản phẩm.

Tác giả nghiên cứu tiến sĩ Gerard Lina cho biết: “Kết quả của chúng tôi không ủng hộ giả thuyết rằng băng vệ sinh chỉ làm từ bông hữu cơ an toàn hơn so với bông tổng hợp, sợi rayon, hoặc viscose.”

Không khí giữa các sợi trong băng vệ sinh cũng thúc đẩy sự phát triển của Staph A, một loài tụ cầu khuẩn Gram-dương kỵ khí tùy nghi, là nguyên nhân thông thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các loài tụ cầu. Thêm vào đó, sử dụng cốc nguyệt san còn tạo ra luồng không khí nhiều hơn, dẫn đến việc vi khuẩn  phát triển cũng nhiều hơn.

Tiến sĩ Lina nói: “Việc sử dụng băng vệ sinh vẫn có thể liên quan đến hội chứng sốc độc kinh nguyệt, và một số trường hợp mắc TSS có liên quan đến sử dụng cốc nguyệt san”.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo nên thay băng vệ sinh thường xuyên hơn cũng như vệ sinh cốc nguyệt san cẩn thận sau mỗi lần sử dụng.

Theo VietQ