Covid-19 chưa đáng sợ, có 1 dịch cúm từng nhiễm 1/3 dân số thế giới, giết hàng triệu người

Như một định mệnh, sau 100 năm, đại dịch cúm kinh hoàng lại trỗi dậy và reo rắc nỗi lo đến toàn thể nhân loại. Có lẽ bạn chưa biết, cúm Tây Ban Nha từng “tàn sát” hàng triệu sinh mệnh trong những năm 1918-1920…

Cúm Tây Ban Nha phát tán khắp thế giới 1 thế kỷ trước, từng giết chết hàng triệu người đặt cuộc khủng hoảng virus corona vào viễn cảnh đại dịch nguy hiểm.

Những thông số kinh hoàng như 1/3 dân số thế giới bị lây nhiễm, hơn 17 triệu người chết như các con số chi tiết bên dưới bài viết, sẽ cho chúng ta thấy kịch bản kinh khủng nếu để đại dịch tái diễn như 100 năm trước.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên khi cột mốc 1920 ngày trước và 2020 bây giờ lại trùng lắp đúng chu kỳ 100 năm.

Khác biệt lớn nhất chính là ngày nay công nghệ và thông tin đã phủ sóng mọi nơi, mang đến nhiềm niềm tin to lớn về khả năng chống dịch Covid-19, nhưng chúng ta phải nhớ 1/3 dân số hiện tại thì sẽ là… tỷ người.

Nhìn lại những bước ảnh chứng minh lịch sử đau thương của nhân loại để chúng ta cùng nhau phòng bị, không để nó tái diễn:

Các thành viên của quân đoàn huấn luyện sinh viên quân sự thuộc quân đội Hoa Kỳ đeo “khẩu trang chống cúm” vào tháng 10.1918 ở đỉnh điểm của đại dịch chết người trong lịch sử hiện đại.

Các thành viên của quân đoàn huấn luyện sinh viên quân sự thuộc quân đội Hoa Kỳ đeo “khẩu trang chống cúm” vào tháng 10.1918 ở đỉnh điểm của đại dịch chết người trong lịch sử hiện đại.

 

Những người lính Anh và Pháp châm thuốc lá tại Etaples ở miền bắc nước Pháp vào đầu Thế chiến thứ 1. Dù nguồn gốc của chủng cúm tàn phá thế giới từ năm 1918 đến năm 1920 vẫn còn nhiều tranh cãi, nhiều người tin rằng đại dịch bắt đầu ở doanh trại Pháp này.

Những người lính Anh và Pháp châm thuốc lá tại Etaples ở miền bắc nước Pháp vào đầu Thế chiến thứ 1. Dù nguồn gốc của chủng cúm tàn phá thế giới từ năm 1918 đến năm 1920 vẫn còn nhiều tranh cãi, nhiều người tin rằng đại dịch bắt đầu ở doanh trại Pháp này.

 

Doanh trại Etaples (chụp hình năm 1915) không còn chỗ trống bởi sự luân phiên liên tiếp của những người lính chiến tranh mệt mỏi và nằm kế bên các trang trại vịt, ngỗng, và heo. Tế bào heo có những điểm giống với tế bào chim và người, và động vật được biết là vật trung gian có khả năng truyền vi rút bệnh cúm mới từ chim sang người.

Doanh trại Etaples (chụp hình năm 1915) không còn chỗ trống bởi sự luân phiên liên tiếp của những người lính chiến tranh mệt mỏi và nằm kế bên các trang trại vịt, ngỗng, và heo. Tế bào heo có những điểm giống với tế bào chim và người, và động vật được biết là vật trung gian có khả năng truyền vi rút bệnh cúm mới từ chim sang người.

 

Một biển báo “không khạc nhổ” trong sân của hải quân Hoa Kỳ năm 1918.

Một biển báo “không khạc nhổ” trong sân của hải quân Hoa Kỳ năm 1918.

 

Khi vi rút bắt đầu lây lan, nó được gán cho cái tên “cúm Tây Ban Nha” chỉ vì lý do hầu hết các nước châu Âu cấm truyền thông của họ đưa tin để kiểm soát luồng tin tức trong chiến tranh.

Vì Tây Ban Nha trung lập và truyền thông có quyền tự do ngôn luận tại thời điểm đó, những bản tin đầu tiên của căn bệnh mới gây chết người xuất hiện từ đó.

Với sự di chuyển hàng loạt của những người tham gia vào nỗ lực chiến tranh, vi rút nhanh chóng lây lan gần như mọi ngóc ngách của thế giới và lây nhiễm khoảng 1/3 dân số thế giới.

Từ New Zealand, căn bệnh lây lan đến hòn đảo Samoa của Thái Bình Dương, nơi nó giết chết 22% trong tổng dân số 38.000 người chỉ trong 2 tháng.

Tại Iran, có tới 2.4 triệu người – con số này có thể hơn 20% dân số của Iran – ước tính đã chết. Khoảng 300.000 người chết ở Brazil, trong đó có cả tổng thống đắc cử.

Ước tính số người chết trên toàn thế giới dao động từ 17 triệu người đến 100 triệu người. Theo Tổ chức Y tế thế giới, 2 – 3% người nhiễm bệnh đã chết.

Mộ dành cho những nạn nhân Mỹ nhiễm vi rút ở Pháp.

Mộ dành cho những nạn nhân Mỹ nhiễm vi rút ở Pháp.

 

Đài tưởng niệm của người Maori dành cho các nạn nhân nhiễm vi rút ở New Zealand.

Đài tưởng niệm của người Maori dành cho các nạn nhân nhiễm vi rút ở New Zealand.

 

Những người đàn ông trong trại đào tạo sinh viên quân sự bị bệnh do vi rút ở bang Colorado, Mỹ năm 1918.

Những người đàn ông trong trại đào tạo sinh viên quân sự bị bệnh do vi rút ở bang Colorado, Mỹ năm 1918.

 

Biểu đồ cho thấy số người chết tăng vọt vào mùa thu năm 1918, khi “làn sống thứ hai” của vi rút quét qua thế giới. Bệnh cúm đặc biệt gây tử vong ở những người đang trong giai đoạn sung sức, với độ tuổi trung bình là 28.

Biểu đồ cho thấy số người chết tăng vọt vào mùa thu năm 1918, khi “làn sống thứ hai” của vi rút quét qua thế giới. Bệnh cúm đặc biệt gây tử vong ở những người đang trong giai đoạn sung sức, với độ tuổi trung bình là 28.

 

Một người đàn ông trẻ tuổi ốm nặng ở Mỹ vào tháng 11.1918.

Một người đàn ông trẻ tuổi ốm nặng ở Mỹ vào tháng 11.1918.

 

Cái giá khủng khiếp mà con người phải trả trong sự bùng phát bệnh cúm được làm thành bất tử trong bức tranh này của họa sĩ Áo Egon Schiele. The Family, được vẽ năm 1918, miêu tả Schiele trông chừng vợ, Edith, và đứa con nhỏ. Trên thực tế, Edith bị nhiễm bệnh và mất vì bệnh cúm trong khi đang mang thai 6 tháng vào ngày 28.10.1918. Ba ngày sau, Schiele, 28 tuổi cũng chết vì vi rút.

Cái giá khủng khiếp mà con người phải trả trong sự bùng phát bệnh cúm được làm thành bất tử trong bức tranh này của họa sĩ Áo Egon Schiele. The Family, được vẽ năm 1918, miêu tả Schiele trông chừng vợ, Edith, và đứa con nhỏ. Trên thực tế, Edith bị nhiễm bệnh và mất vì bệnh cúm trong khi đang mang thai 6 tháng vào ngày 28.10.1918. Ba ngày sau, Schiele, 28 tuổi cũng chết vì vi rút.

 

Những người đàn ông tại một căn cứ quân sự Hoa Kỳ súc miệng bằng nước muối – một trong nhiều “biện pháp phòng ngừa” đáng ngờ được khuyên là ngăn chặn sự lây lan của vi rút.

Những người đàn ông tại một căn cứ quân sự Hoa Kỳ súc miệng bằng nước muối – một trong nhiều “biện pháp phòng ngừa” đáng ngờ được khuyên là ngăn chặn sự lây lan của vi rút.

 

Một người lính Mỹ được xịt thuốc diệt khuẩn cổ họng, sau này thuốc được cho là không hiệu quả.

Một người lính Mỹ được xịt thuốc diệt khuẩn cổ họng, sau này thuốc được cho là không hiệu quả.

 

Người ta cho rằng vi rút gây ra cơn bão cytokine ở những người trưởng thành khỏe mạnh – phản ứng thái quá của hệ miễn dịch mạnh mẽ đến nỗi bệnh nhân bị tiêu diệt một cách hiệu quả bởi chính phản ứng miễn nhiễm của cơ thể họ.

Có lẽ nỗ lực đáng chú ý nhất nhằm ngăn chặn đại dịch là một “đám cưới đen” được tổ chức ở Odesa ở Ukraine ngày nay.

Đám cưới đen là một nghi thức có phần rườm rà của người Do Thái nhằm tránh xa bệnh dịch bằng cách làm lễ cưới cho hai người “khốn khổ nhất” của xã hội trong một nghi lễ trang trọng được tổ chức ở nghĩa trang.

Một đám cưới như vậy đã diễn ra tại một nghĩa trang Odesa vào ngày 1.10.1918. Lễ cưới khác thường này được tổ chức với sự hứng thú và cặp đôi được “tặng nhiều quà đắt tiền”.

Không có vắc xin ngừa vi rút và kháng sinh vẫn chưa được khám phá, chỉ có cách ly và vệ sinh cá nhân là có hiệu quả trong việc giảm thiểu sự lây lan cúm Tây Ban Nha.

Các lều được sử dụng làm chỗ ở cho các bệnh nhân cúm ở bang Arkansas, Mỹ vào năm 1918.

Các lều được sử dụng làm chỗ ở cho các bệnh nhân cúm ở bang Arkansas, Mỹ vào năm 1918.

 

Khẩu trang được dùng như một biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở bang Washington, Mỹ vào năm 1918 – 1919. Đến năm 1920, sự lây lan vi rút chấm dứt hoàn toàn.

Khẩu trang được dùng như một biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở bang Washington, Mỹ vào năm 1918 – 1919. Đến năm 1920, sự lây lan vi rút chấm dứt hoàn toàn.

 

Nhà vi trùng học Terrence Tumpey nghiên cứu một mẫu vi rút cúm 1918 vào năm 2005. Chủng này đã được tái cấu trúc sau khi các nhà khoa học chiết xuất mô phổi từ các nạn nhân của bệnh dịch, những người đã bị chôn bên ngoài một ngôi làng hẻo lánh ở bang Alaska, Mỹ.

Nhà vi trùng học Terrence Tumpey nghiên cứu một mẫu vi rút cúm 1918 vào năm 2005. Chủng này đã được tái cấu trúc sau khi các nhà khoa học chiết xuất mô phổi từ các nạn nhân của bệnh dịch, những người đã bị chôn bên ngoài một ngôi làng hẻo lánh ở bang Alaska, Mỹ.

 

Những người biểu hiện các triệu chứng do coronavirus gây ra bị cách ly ở thành phồ Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 2.2020. Coronavirus giết chết hơn 3.000 người ở Trung Quốc.

Những người biểu hiện các triệu chứng do coronavirus gây ra bị cách ly ở thành phồ Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 2.2020. Coronavirus giết chết hơn 3.000 người ở Trung Quốc.

Trước khi sự bùng phát của virus corona, vi rút bắt nguồn ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, Tumpey nói: “Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải quan tâm đến một số vi rút cúm gia cầm mà chúng ta thấy ở châu Á đang “bay” từ chim sang người và gây bệnh nặng nề.

Nếu một trong những vi rút này bằng cách nào đó tìm ra cách lây lan hiệu quả từ người sang người thì chúng ta sẽ mắc một đại dịch khác”.

Các vi-rút như thế này đã gây ra nhiều đợt bùng phát tàn phá nhất trong 100 năm qua: dịch cúm năm 1918, 1957 và 1968; và SARS, MERS và Ebola. Các coronavirus gây bệnh kể trên đều theo kiểu bệnh từ động vật lây sang người.

Và tất cả là do vi-rút mã hóa gen di truyền của chúng trong RNA. Các nhà khoa học nói rằng không có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào ở đây cả. Sự tồn tại của vi-rút RNA theo kiểu zombie khiến chúng dễ lây lan và khó tiêu diệt.

Mê Linh (theo RFERL)

Theo BaoVeCongLy / MotTheGioi

  • Xem thêm:

Lộ hình ảnh “địa ngục” Madrid khiến triệu người rơi nước mắt

‘Cách ly ở Bắc Kinh, tôi chứng kiến cách Trung Quốc chống dịch’

Người nghi nhiễm Covid-19 không nên bỏ qua các triệu chứng về tiêu hóa

Những người ‘mang bệnh thầm lặng’ lây lan virus corona thế nào?