Dân văn phòng cần chú ý, nếu không muốn rước 7 bệnh mãn tính này vào người, tuyệt đối đừng ngồi quá lâu một chỗ

Việc thường xuyên ngồi quá lâu một chỗ, kéo dài hơn 8 tiếng mỗi ngày sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.

Là nhân viên văn phòng, nhiều người không thể tránh khỏi việc ngồi quá lâu một chỗ. Ban đầu, cơ thể không có biểu hiện gì bất thường, nhưng theo thời gian nó sẽ dần dần xuất hiện một số căn bệnh mãn tính nguy hiểm.

Theo Tiến sĩ Peter T. Katzmarzyk: "Có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc ngồi quá lâu một chỗ và nguy cơ tử vong. Thời gian vận động thể chất không thể bù đắp hoàn toàn cho việc ngồi một chỗ quá lâu, ngay cả khi đó là mức tối thiểu được đề nghị".

Thật khó có thể tưởng tượng được hành động tưởng chừng như vô thức như ngồi một chỗ quá lâu lại gây bất lợi cho sức khỏe nhiều đến như vậy. Sau đây là một số căn bệnh do thói quen này gây ra:

1. Dễ bị cô đơn, trầm cảm

Khi máy tính và điện thoại trở thành phương tiện liên lạc nhanh và tiện lợi nhất, sự kết nối của con người trên thực tế giảm dần, cảm giác cô đơn tăng lên. Khi ngồi quá lâu một chỗ tại bàn làm việc, không thể ra ngoài thư giãn, dẫn tới việc thiếu ánh sáng mặt trời. Đó là lý do mà nhiều dân văn phòng thường thiếu vitamin D, cuối cùng dễ dẫn đến trầm cảm.

2. Các cơn đau mãn tính

Tư thế ngồi không thích hợp có liên quan đến việc ngồi quá lâu một chỗ tại bàn làm việc, nó làm tăng áp lực vùng dưới lưng quá mức. Những cơn đau xuất hiện khi đứng hoặc ngồi về lâu dài trở thành các bệnh mãn tính.

dan-van-phong-can-chu-y-neu-khong-muon-ruoc-7-benh-man-tinh-nay-vao-nguoi-tuyet-doi-dung-ngoi-qua-lau-mot-cho

3. Béo phì

Số liệu cho thấy, nguyên nhân tử vong có liên quan đến ngồi quá lâu một chỗ ở Úc của người trưởng thành chiếm tới hơn 200 nghìn người ở Úc.

Khi ngồi vào bàn làm việc, năng lượng không thể tiêu hao được, một nhóm các cơ chính của cơ thể không được sử dụng, việc đốt cháy calo giảm đáng kể. Bên cạnh đó, dân văn phòng ngồi một chỗ lại có thói quen ăn vặt. Trong một thời gian dài, thói quen này có thể dẫn tới tăng cân, nhiều trường hợp nghiêm trọng là béo phì.

4. Bệnh tiểu đường

Ngồi ở bàn làm việc cả ngày làm suy giảm khả năng xử lý lượng đường trong máu của cơ thể, gây giảm độ nhạy cảm với hormone insulin, giảm tốc độ vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào, từ đó gây ra bệnh tiểu đường.

Những người dành nhiều thời gian ngồi hơn cũng tăng 112% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu trong 5 ngày, bệnh nhân chỉ nằm nghỉ ngơi trên giường, các nhà nghiên cứu đã thấy sự gia tăng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường.

5. Dáng người xấu

Ngồi quá lâu sẽ gây áp lực quá mức lên lưng, cột sống, làm căng thẳng cho các khớp cơ xung quanh.

dan-van-phong-can-chu-y-neu-khong-muon-ruoc-7-benh-man-tinh-nay-vao-nguoi-tuyet-doi-dung-ngoi-qua-lau-mot-cho

Ngồi quá lâu sẽ gây áp lực quá mức lên lưng, cột sống, làm căng thẳng cho các khớp cơ xung quanh.

Đối với cơ chân và cơ mông, hông và lưng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn khi ngồi quá lâu. Ngồi làm cho cơ hông ngắn lại và tư thế ngồi cũng có thể làm đau lưng. Ngoài ra, tư thế ngồi sai cũng có thể gây chèn ép lên đĩa đệm cột sống, dễ dẫn tới thoái hóa sớm.

6. Ung thư

Đặc thù nghề nghiệp của các nghề như dân viên văn phòng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tử cung, buồng trứng. Những công việc ít hoạt động thể chất có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao.

7. Bệnh tim

Ngồi quá lâu có thể làm tổn thương tim. Một nghiên cứu cho thấy, những đàn ông dành hơn 23 tiếng mỗi tuần để xem phim truyền hình có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 64% so với những người chỉ xem phim trong 11 tiếng. Các chuyên gia cho biết thêm, người ngồi nhiều có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ cao hơn 147%.

Theo Trí thức trẻ