Danh sách quốc gia lười vận động nhất thế giới của WHO

Qua theo dõi về mức độ vận động của 1,9 triệu người trên 168 quốc gia, WHO đã công bố danh sách những quốc gia có chỉ số lười vận động cao nhất.

Danh sách quốc gia lười vận động nhất thế giới của WHO

Cụ thể, mỗi người cần 150 phút vận động ở mức vừa phải trong vòng 1 tuần. Dựa vào tần suất cùng thời gian vận động theo dõi được kể từ năm 2016, WHO đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng lười vận động – yếu tố dẫn đến các ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe của chúng ta.

25% số người trưởng thành trên thế giới đang lười vận động

Không để cơ thể vận động đủ khối lượng yêu cầu mỗi ngày, nói cách khác là nằm hoặc ngồi quá nhiều có thể là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch hay thậm chí là bệnh ung thư quái ác.

Danh sách quốc gia lười vận động nhất thế giới của WHO
Chăm chỉ vận động cũng như tập luyện thể thao thường xuyên có thể giúp cơ thể đẩy lùi các chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch.

Nghiệm trọng là vậy thế nhưng với tỉ lệ 25% số người trưởng thành trên toàn thế giới đang lười vận động thì xem ra, con người vẫn đang khá chủ quan với chính sức khỏe của mình. Điều này thực sự đáng lo ngại hơn khi với xu hướng phát triển không ngừng nghỉ của các ngành khoa học kỹ thuật. Chúng ta dần quen với những tiện ích của các sản phẩm công nghệ, điện tử và dễ dàng bỏ quên việc cần tương tác và trò chuyện trực tiếp với nhau, hay quên dành ra thời gian hợp lý để tập luyện giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn. Bảng tỷ lệ dưới đây sẽ phản ánh chính xác nhất tình hình vận động của người dân ở các quốc gia đang ở mức độ nào.

Danh sách 10 quốc gia có tỉ lệ người vận động thấp nhất 

Kuwait: 67%
Samoa thuộc Mỹ: 53,4%
Arab Saudi: 53%
Iraq: 52%
Brazil: 47%
Costa Rica: 46,1%
Cyprus: 44,4%
Suriname: 44,4%
Colombia: 44%
Đảo Marshall: 43,5%
Việc Brazil với tỉ lệ số người không vận động đủ lên đến 47% là điều gây bất ngờ, bởi người ta vẫn biết đến quốc gia lớn thứ 5 trên thế giới này có tinh thần yêu thể thao rất nồng nhiệt, đặc biệt là bóng đá. Và bạn biết không, Việt Nam không nằm trong danh sách này. 

Việc Uganda - quốc gia nằm ở Đông Phi có tỷ lệ người lười vận động thấp nhất đã dẫn đến quyết định chính phủ của nước này thông qua một đạo luật có hiệu lực từ tháng 7 vừa rồi, yêu cầu người dân Uganda phải trả khoản phí tương đương 0,05 USD mỗi ngày để có thể truy cập các mạng xã hội lớn. Mặc dù xuất phát từ lý do những tin tức thất thiệt trên mạng xã hội đã khiến Uganda tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc, nhưng có thể thấy đạo luật này cũng khá hữu ích trong việc giúp người dân có thể vận động nhiều hơn, thay vì dán mắt vào màn hình điện thoại hoặc máy tính suốt ngày.

Không chỉ công bố những quốc gia lười vận động nhất, WHO còn đưa ra danh sách những quốc gia siêng vận động nhất. Danh sách này đã khiến nhiều người khá bất ngờ khi thấy có 2 quốc gia Đông Nam Á là Cam-pu-chia và Myanmar.

Những quốc gia chăm chỉ vận động nhất

Uganda: 5,5%
Mozambique: 5,6%
Lesotho: 6,3%
Tanzania: 6,5%
Niue: 6,9%
Vanuatu: 8%
Togo: 9,8%
Cam-pu-chia (Cambodia): 10,5%
Myanmar: 10,7%
Tokelau: 11,1%
Danh sách quốc gia lười vận động nhất thế giới của WHO
Theo WHO, nữ giới có xu hướng ít vận động hơn nam giới.

Các số liệu của WHO còn phản ánh rằng những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao thường có mức vận động cao hơn. Tỉ lệ vận động giữa nam và nữ cũng có sự chênh lệch khi phái nữ dành ít thời gian tập luyện hơn nam giới.

Đồng thời WHO cũng tỏ ra quan ngại khi nhìn về những bảng thống kê trước đó, với chỉ tiêu đề ra đến năm 2025, tỉ lệ ít vận động trung bình của các nước là 10%. Nhưng với tình hình như hiện nay thì e là sẽ khó mà đạt được chỉ tiêu như mong đợi.

Bạn đã thấy tác hại của việc lười vận động là như thế nào rồi đấy. Thế nên nếu sắp xếp được thời gian, hãy dành ít nhất mỗi ngày 1 giờ đồng hồ để tham gia các hoạt động thể thao để giữ gìn sức khỏe bạn nhé.

Ảnh: Internet

Theo Bestie