Đầu bếp chỉ ra sai lầm khi cho muối vào trước hay sau khi hầm xương

Hóa ra việc nước hầm xương đạt đến độ ngon ngọt và không bị gợn đục lại phụ thuộc vào thời điểm nêm muối vào khi hầm xương. Nắm bắt ngay bí quyết của đầu bếp để món ăn này thêm thơm ngon hấp dẫn nhé.

Đầu bếp chỉ ra sai lầm khi cho muối vào trước hay sau khi hầm xương

Hầm xương để làm nước dùng, nấu canh hoặc nấu cháo là món mà chị em hay làm để bổ sung dinh dưỡng hoặc bồi bổ cho các thành viên trong gia đình. Nước hầm xương với vị ngon ngọt đậm đà cũng là món ăn yêu thích của nhiều người.

Đầu bếp chỉ ra sai lầm khi cho muối vào trước hay sau khi hầm xương
Ảnh: noinaupho

Có khá đông chị em nội trợ thắc mắc rằng tại sao nước xương hầm họ nấu lại thường có màu gợn đục, trông kém hấp dẫn hơn so với ngoài quán. Nguyên nhân cuối cùng cũng được đầu bếp nhà hàng tiết lộ, chính là do thói quen nêm muối của chị em khi chế biến.

Cụ thể, nếu cho muối sớm quá sẽ làm hạn chế chất ngọt của xương “thôi” ra ngoài, đồng thời khiến nước hầm có màu đục không đẹp mắt. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể tham khảo cách làm sau:

Chuẩn bị: Xương, muối, gừng tươi xắt lát, dấm, củ hành.

Cách thực hiện:

Đầu bếp chỉ ra sai lầm khi cho muối vào trước hay sau khi hầm xương
Ảnh: wikicachlam

- Xương mua về rửa sạch rồi chặt miếng vừa ăn sau đó cho vào nồi, đổ ngập nước và đun nóng.

- Thấy có bọt thì vớt sạch, để thêm 5 phút thì lấy xương ra rửa lại với nước nóng cho sạch hoàn toàn.

Đầu bếp chỉ ra sai lầm khi cho muối vào trước hay sau khi hầm xương
Ảnh: huongnghiepaau

- Chuẩn bị 1 nồi nước sạch khác, đun sôi rồi mới cho xương vào, bỏ thêm vài lát gừng tươi, hành đập dập cùng 1 thìa dấm. Trong quá trình ninh xương không nên đậy vung. Đến khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa để vớt bọt ra. Sau đó tiếp tục đun với lửa nhỏ.

- Hầm xương được khoảng 40 phút thì mới cho muối vào tạo vị cho nước hầm. Chính việc nêm muối vào cuối cùng chính là bí quyết giúp hương vị món ăn thêm ngon ngọt và màu nước trong hơn, không bị gợn đục. Thời gian ninh xương tối thiểu là 1 giờ đồng hồ, nhưng tốt nhất là đun tới khi thịt bám quanh xương chín mềm nước sẽ ngọt ngon nhất. Nhưng cũng không nên ninh xương quá lâu vì đó cũng là 1 lí do làm cho nước dùng bị đục và có vị chua.

Đầu bếp chỉ ra sai lầm khi cho muối vào trước hay sau khi hầm xương
Ảnh: Kokotaru
 
Món ngon cho ngày chuyển đông "Cà bung đậu phụ & thịt heo"

Ngoài ra, để có nồi nước dùng ngon khi ninh xương cần chọn xương mới, tươi, ngon, còn mùi thơm của thịt tự nhiên. 

Nước hầm xương rất giàu dinh dưỡng như các amino axit (nền tảng của protein) và các chất khoáng. Nhưng điều giá trị nhất của nước hầm xương chính là cách các chất dinh dưỡng từ nước hầm xương được hấp thu vào cơ thể.

Các chất dinh dưỡng trong nước hầm xương tồn tại trong trạng thái sinh học, tức là cơ thể bạn có thể hấp thu chúng một cách dễ dàng. Điều này là vô cùng quan trọng vì lượng chất dinh dưỡng bạn ăn vào sẽ không quan trọng bằng lượng chất dinh dưỡng mà bạn hấp thu. Để có 1 nồi nước dùng trong vắt và thơm ngon thật ra không hề đơn giản. Bởi nếu bạn chỉ đơn thuần đặt nồi xương lên bếp và nấu thì nước dùng rất dễ bị đục và hôi.

Giờ thì các bạn đã biết cách hầm xương để chế biến những món ngon cho gia đình rồi phải không nào? Cùng chia sẻ bí quyết hay ho này đến các chị em khác ngay và luôn nhé!

Theo Bestie