Dấu hiệu cảnh báo loãng xương bạn không nên chủ quan, cần đi khám ngay

Loãng xương thường đi kèm với thoái hóa khớp. Tình trạng loãng xương khiến cho bệnh thoái hóa khớp thêm nặng nề.

Dấu hiệu cảnh báo loãng xương bạn không nên chủ quan, cần đi khám ngay

Bệnh loãng xương trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì đặc biệt nên rất khó để nhận ra. Tuy nhiên, nếu bạn thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây cần đi khám ngay.

Dấu hiệu cảnh báo loãng xương bạn không nên chủ quan, cần đi khám ngay

Khi phát hiện dấu hiệu cảnh báo loãng xương bạn không nên chủ quan, cần đi khám ngay để có hướng điều trị (Ảnh minh họa)

Gãy xương ít nhất 2 lần trong 2 năm hoặc ngã nhẹ nhưng xương gãy nghiêm trọng

Có người chỉ bước hụt lên vỉa hè mà gãy cả xương cổ chân, khi đi khám mới biết bị loãng xương. Do đó, nếu cảm thấy xương không đủ mạnh để duy trì một số động tác, hãy đo mật độ xương định kỳ nhằm đo lượng canxi và khoáng chất quan trọng khác trong xương, giúp dự đoán khá chính xác về nguy cơ gãy xương.

Đau xương hoặc khớp không giải thích được

Ban đầu, chứng loãng xương không gây ra triệu chứng gì do tình trạng mất mật độ xương xảy ra từ từ. Một số người không bao giờ phát triển những triệu chứng.Tuy nhiên, khi chứng loãng xương khiến xương bị gãy, người ta có thể cảm nhận tình trạng đau tùy theo loại gãy xương. Nhiều việc có thể gây đau xương hoặc khớp nhưng chứng loãng xương có thể là “thủ phạm”. Những thương tích xuất hiện khi xương không đủ mạnh để chống chịu trọng lượng cơ thể.

Bất kỳ lúc nào bạn bị đau xương hoặc khớp mà không thể được giải thích dễ dàng, điều đó có thể có liên quan đến một vấn đề với sức khỏe xương của bạn, theo báo El Pais.

Người có khung nhỏ hoặc thân hình mỏng

Qua nghiên cứu, những ai nhỏ người hoặc thân hình mỏng mảnh có khả năng bị loãng xương ở độ tuổi còn trẻ hơn. Khối lượng xương trong cơ thể đạt được mức đỉnh rồi ngừng lại trong giai đoạn từ 20 đến 25 tuổi, và từ 30 đến 40 tuổi, chúng ta bắt đầu mất xương. Bởi vậy, nếu bạn dưới 40 tuổi, có thể áp dụng chế độ làm việc, sinh hoạt như tuổi 30 để chống loãng xương: Dùng các sản phẩm của sữa và thực phẩm giàu canxi khác, có thể tập thể dục cường độ cao. Từ 40 tuổi trở lên, tiếp tục ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung canxi-magiê-vitamin D và tích cực tập thể dục.

Theo GiaDinhVietNam