Đây là 8 nghề có mức lương cao nhất tại TP.HCM trong năm 2019

Quản lý điều hành là nghề có mức lương trung bình cao nhất tại TP.HCM. Đứng sau là kinh doanh bất động sản và kiến trúc – kỹ thuật công trình xây dựng.

Thông tin từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, năm 2019, 8 ngành có mức lương bình quân/tháng cao, gồm: Quản lý điều hành: 10,82 triệu đồng; Kinh doanh tài sản - Bất động sản: 10,48 triệu đồng; Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng: 9,66 triệu đồng; Biên phiên dịch: 9,53 triệu đồng; Bưu chính - Viễn thông - dịch vụ công nghệ thông tin: 9,23 triệu đồng; Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng: 8,67 triệu đồng; Biên tập viên: 8,55 triệu đồng; Công nghệ thông tin: 8,41 triệu đồng.

day-la-8-nghe-co-muc-luong-cao-nhat-tai-tp-hcm-trong-nam-2019

Theo số liệu thống kê năm 2019, dân số trung bình trên địa bàn TP.HCM có 8.993.082 người (nữ chiếm tỷ lệ 51,3%), dân số từ 15 tuổi trở lên là 7.062.102 người. 

Tổng số lao động đang làm việc là 4.492.268 người. Trong đó, lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 64,89%; công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 33,08% và  nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 2,03%.

Về cơ cấu ngành nghề, nhu cầu tìm việc của người lao động qua kết quả khảo sát cho thấy tập trung một số ngành nghề có nhu cầu cao như: Kinh doanh - Thương mại (chiếm tỷ trọng 18,16%), Tài chính - Kế toán (11,16%), Hành chính văn phòng (9,84%), Vận tải (6,00%), Công nghệ thông tin (5,33%), Kiến trúc - Công trình xây dựng (4,90%), Cơ khí (4,72%).

Về cơ cấu trình độ, mức lương, thống kê nhu cầu tìm việc cho thấy lao động đã qua đào tạo có trình độ đại học trở lên chiếm 57,53%, cao đẳng 22%, trung cấp 6,62%, sơ cấp nghề 2,91%; tập trung ở một số vị trí việc làm trong các ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - Tài chính, Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Hành chính văn phòng,…

Mức lương mong muốn phổ biến từ 5 triệu trở lên, trong đó tập trung cao ở mức từ 5 đến 10 triệu (49,48%); từ 10 đến 15 triệu (17,07%); trên 15 triệu (9,36%). Bên cạnh đó, mức lương thoả thuận cũng được người lao động quan tâm (18,96%), đặc biệt lao động có trình độ và tay nghề ngày càng khẳng định năng lực, không còn bị động với mức lương do doanh nghiệp đặt ra mà có sự thỏa thuận về mức lương.

Theo VietQ