Để bình chữa cháy trên ô tô và những lưu ý đặc biệt tài xế cần biết kẻo mất mạng

Đặt bình chữa cháy trên ô tô là việc làm cần thiết nhất để phòng trừ rủi ro khi cháy nổ tuy nhiên tài xế cần phải đặc biệt lưu ý khi mua cũng như dùng.

Trước quy định bắt buộc đặt bình chữa cháy trong ô tô của Bộ Công an, để tránh được mức phạt từ 300.000  – 5.000.000 VNĐ cho việc không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ, không đồng bộ phương tiện phòng cháy chữa cháy (PCCC), quan trọng hơn là đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho bản thân và những người xung quanh thì việc chọn và bố trí bình chữa cháy đúng cách là rất cần thiết.

Sử dụng phải đúng theo hướng dẫn ghi trên bình chữa cháy

Theo các chuyên gia, bình chữa cháy dạng CO2 có khả năng gây bỏng và rất nguy hiểm khi dính vào da vì khí CO2 nén có nhiệt độ -79oC nên khi sử dụng phải làm theo đúng hướng dẫn ghi trên bình để tránh bọt tuyết dính vào cơ thể.

de-binh-chua-chay-tren-o-to-va-nhung-luu-y-dac-biet-tai-xe-can-biet-keo-mat-mang

 Mua và sử dụng bình chữa cháy mini trên ô tô cần thận trọng

Không dùng bình chữa cháy kém chất lượng

Thông thường, bình chữa cháy sẽ an toàn khi nhiệt độ dưới 55oC. Tuy nhiên, khi trời nắng nóng, nhiệt độ trong xe có thể lên đến 70oC khiến áp suất trong bình thay đổi. Bình sẽ tự nổ nếu không có van an toàn hoặc van dởm. Đa phần các loại bình chữa cháy loại dưới 1 lít có xuất xứ từ Trung Quốc không có van này.

Đặc biệt sẽ rất nguy hiểm nếu để bình chữa cháy không rõ nguồn gốc xuất xứ trong xe ôtô, đặc biệt là khi ô tô để ở ngoài trời nắng nóng...

Không nên đặt bình chữa cháy ở hốc, gầm ghế...

Khi đặt bình chữa cháy Tài xế nên tránh đặt bình ở các chỗ hốc để nước trên cánh cửa (dễ va đập, nguy cơ nổ khi có va chạm bên hông), dưới gầm ghế người lái (dễ cản trở chân ga, chân thắng), phía dưới kính sau của xe, mặt táp-lô,…

Bình chữa cháy lớn lại thường có phần vòi lắp sẵn, nếu để nằm trong cốp, khi di chuyển bình lăn lóc va đập sẽ dễ làm hỏng dây hoặc vòi. Còn nếu buộc dây hay chằng kỹ quá thì lúc xảy ra sự cố người ngồi xe do tác động tâm lý sẽ khó lấy ra để chữa cháy.

Không nên lệ thuộc quá nhiều vào bình chữa cháy khi có hỏa hoạn

Bình chữa cháy của ô tô dưới 9 chỗ là loại nhỏ nên có thời gian xịt chưa đến 1 phút. Trong trường hợp cháy xuất phát từ khoang động cơ hoặc từ bình chứa nhiên liệu, loại bình mini sẽ không dập được. Bởi bình chữa cháy mini chỉ có tác dụng với các đám cháy nhỏ, mới phát hiện, trường hợp đã cháy to rồi thì không thể đủ để dập tắt.

Cũng theo các chuyên gia, những phản ứng cháy trên ôtô rất phức tạp, không thể chữa cháy bằng bình cứu hỏa mini, người điều khiển xe không nên cố chữa cháy vì rất nguy hiểm.

Theo VietQ