Điện Máy Xanh không sẵn hàng giữa lúc TGDĐ có tổng nợ 16 nghìn tỷ

Trưa 31/3, một khách hàng ở quận 6, TP Hồ Chí Minh đã chọn mua online liên tiếp nhiều sản phẩm tivi, nhưng phía Điện máy Xanh đã liên tiếp thông tin "không có hàng tại TP Hồ Chí Minh". Thậm chí các sản phẩm ghi "CÒN HÀNG" cũng bất ngờ được báo "không có" và đề nghị chọn lại, gây nên những nghi vấn về chuyện doanh nghiệp thiếu hàng hoặc "găm" hàng (?)

Mô tả ảnh
Sản phẩm ghi "Còn hàng" nhưng phía nơi bán báo "hết hàng" và khách hàng phải chọn sản phẩm khác.

Sau nhiều lần chọn sản phẩm, khách hàng đều được phía Điện máy Xanh liên hệ, yêu cầu chọn sản phẩm khác vì hết hàng; được hướng dẫn nhìn chữ "CÒN HÀNG" thì hãy chọn. Tuy vậy, dù dưới sản phẩm ghi "CÒN HÀNG" nhưng khách hàng vẫn không thể mua được sản phẩm, tiếp tục phải chọn lại.

Mô tả ảnh
Tiếp tục một sản phẩm "CÒN HÀNG" nhưng sẽ không có hàng nếu đặc trên smartphone.

Theo nhân viên CSKH và bán hàng của Điện máy Xanh, sản phẩm ghi "còn hàng mẫu" tức là có hàng mẫu; Nhưng chữ "CÒN HÀNG" dưới giá sản phẩm vẫn thì doanh nghiệp vẫn có thể "hết hàng" tại chỗ, còn hàng mẫu, nên khách hàng phải chờ chứ không có hàng giao ngay (?)

Mô tả ảnh
Một sản phẩm của Samsung cũng ghi "CÒN HÀNG" không rõ còn thật hay hết?

Những "lập cập" nói trên đã gây những hoài nghi cho khách hàng: Điện máy Xanh thực sự hết hàng nhưng lỗi kỹ thuật, hệ thống không cập nhật kịp? Điện máy Xanh có phải không tích cực bán sản phẩm khuyến mãi, "giảm giá sốc" để bán các sản phẩm sức mua kém hơn, giá cao hơn, qua đó thu lợi nhuận nhiều hơn? Nguồn hàng của Điện máy Xanh đã không còn dồi dào như thời điểm trước đây, vì các nguyên nhân kinh tế, sự "khỏe mạnh" về tài chính của doanh nghiệp?

Mô tả ảnh
Có thể những sản phẩm ghi "CÒN HÀNG" như thế này thì Điện máy Xanh mới có hàng giao ngay (?)

Hiện tại đang là thời điểm công ty mẹ của Điện máy Xanh là Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) đang trong tình trạng tổng nợ tăng rất mạnh, từ 5.000 tỷ đồng lên hơn 16.904 tỷ đồng. Cụ thể, theo báo cáo tài chính của TGDĐ, tổng nợ của doanh nghiệp tăng mạnh từ 5.000 tỷ đồng lên hơn 16.904 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 93%, với 15.712 tỷ đồng.

Tổng kết cả năm 2017, chi phí lãi vay của TGDĐ là 227 tỷ đồng, trong khi năm 2016 chỉ là 119 tỷ đồng, tức là tăng gần gấp đôi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang đầu tư mạnh vào bán lẻ hàng tiêu dùng, hệ thống Bách hóa Xanh đang "phình to" thần tốc và tốn kém nhiều chi phí đầu tư.

Trước đó, báo chí cũng có một số tích việc TGDĐ có dấu hiệu phát triển "nóng và bất chấp" (?).

Tài Nguyễn

Theo TieuDung24h