Đọc bài viết này, bạn sẽ vứt ngay những củ khoai lang có đốm nâu

Khoai lang đang là thực phẩm "hot" được các cô gái ưa chuộng nhờ công dụng giảm cân hiệu nghiệm của nó. Tuy nhiên, việc mua khoai lang về tích trữ ăn dần cũng không hẳn là tốt vì nó rất dễ hư hỏng nếu bảo quản sai cách.

Khoai lang là loại củ giàu dưỡng chất được ưa chuộng quanh năm. Khoai chứa hàm lượng cao vitamin A và C, bên cạnh beta-carotene và không hề chứa chất béo hay cholesterol.

Một đặc điểm tuyệt vời khác của khoai lang đối với sức khỏe là nó có thể duy trì độ tươi ngon đến cả tháng nếu bạn biết bảo quản đúng cách. 

Đọc bài viết này, bạn sẽ vứt ngay những củ khoai lang có đốm nâu

Khoai lang giàu beta-carotene rất tốt cho sức khỏe.

Không khí dễ làm khoai lang bị đắng và cứng, vì thế bạn nên bảo quản khoai ở nơi tối và mát mẻ chứ đừng cho vào tủ lạnh.

Đọc bài viết này, bạn sẽ vứt ngay những củ khoai lang có đốm nâu

Nên để khoai lang ở chỗ mát mẻ chứ đừng bỏ vào tủ lạnh.

Khoai lang dễ hư hỏng nếu bảo quản sai cách. Dấu hiệu hỏng của khoai lang là những đốm nâu đen hay những lỗ thủng trên bề mặt.

Bạn có thể cắt bỏ những chỗ hỏng này, nhưng vị đắng vẫn đọng lại ở củ khoai. Đây là biểu hiện cho thấy khoai đã bị nhiễm khuẩn vằn đen.

Đọc bài viết này, bạn sẽ vứt ngay những củ khoai lang có đốm nâu

Dấu hiệu khoai lang bị nhiễm khuẩn vằn đen.

Bệnh khuẩn vằn đen tiết ra những độc tố như sê-tôn khoai lang và cồn sê-tôn khoai lang là chất kịch độc đối với gan. Loại độc tố này không hề bị tiêu diệt dù luộc khoai lang trong nước sôi sùng sục hay nướng khoai trong chậu than hồng rực.

Theo các chuyên gia sức khoẻ, người ăn phải những củ khoai lang có đốm đen sẽ rất dễ bị trúng độc trong vòng 24 giờ với các biểu hiện như khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thở dốc... Nghiêm trọng hơn thì có thể sốt cao, nhức đầu, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí có thể tử vong.

Do đó, khi phát hiện củ khoai xuất hiện đốm đen, tốt nhất bạn nên bỏ đi chứ đừng gọt bỏ các đốm này rồi sử dụng.

Theo bestie