Đông Nam Á vỡ trận, Brunei có người chết, 4 nước bao quanh Việt Nam vượt 1000 ca nhiễm

Sau Malaysia và Indonesia, đến lượt Thái Lan và Philippines có trên 1.000 ca nhiễm Covid-19, Brunei có ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 là một nam công dân 64 tuổi.

4 nước Đông Nam Á vượt 1000 ca nhiễm Covid-19

Bệnh nhân tử vong tại Brunei có sang Malaysia và Campuchia, bốn ngày sau khi về nước thì xuất hiện triệu chứng. Ông nhập viện hôm 12.3, đến tối 27.3 thì qua đời.

Brunei đến nay ghi nhận 115 ca nhiễm, trong đó ít nhất 30 trường hợp mắc bệnh là người từng tham dự sự kiện Hồi giáo ở Kuala Lumpur. Ca tử vong đầu tiên không nằm trong số này.

Sau Malaysia và Indonesia, đến lượt Thái Lan và Philippines có trên 1.000 ca nhiễm COVID-19. Ảnh: Báo quốc tế

Sau Malaysia và Indonesia, đến lượt Thái Lan và Philippines có trên 1.000 ca nhiễm COVID-19. Ảnh minh họa: Báo quốc tế

Thái Lan cũng thêm 1 ca tử vong là một bệnh nhân có vấn đề sức khỏe – nâng tổng số người chết vì COVID-19 lên 6 trường hợp. Tổng số ca nhiễm tăng lên 1.245 (109 trường hợp mới).

Chính quyền thủ đô Bangkok một ngày trước vừa ra lệnh đóng cửa thư viện, bảo tàng, sân thể thao, trung tâm hội nghị, cơ sở chăm sóc trẻ em, viện thẩm mỹ. Tỉnh Narathiwat tự phong tỏa.

Giới chức Singapore ngày 28.3 gửi tin nhắn WhatsApp kêu gọi người dân không ra đường trừ phi cần mua nhu yếu phẩm (có thể mua qua mạng). Một ngày trước quy định phạt tiền hoặc phạt tù người cố ý ngồi/ xếp hàng cách người khác ít hơn 1 mét vừa chính thức có hiệu lực. Nước này đến nay có 732 ca nhiễm.

Nước láng giềng Malaysia báo cáo mức tăng lớn: 159 trường hợp – nâng tổng số ca nhiễm lên 2.320. Số ca tử vong chỉ thêm 1 trường hợp nâng số ca tử vong lên 27.

Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob cho biết 97% người dân đã chấp hành lệnh hạn chế đi lại. Tuy vậy lực lượng an ninh Malaysia trong hai ngày 26 - 27.3 bắt giữ đến 482 người vì ra ngoài không lý do chính đáng như chạy bộ quá xa nơi ở, đến đền thờ Hồi giáo cầu nguyện.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa quyết định chọn Malaysia là một trong những quốc gia thử nghiệm sử dụng Remdesevir điều trị bệnh nhân COVID-19. Bộ Y tế Malaysia cam kết theo dõi sát sao hiệu quả lẫn tác dụng phụ của thuốc. Remdesevir vốn được dùng điều trị người nhiễm Ebola.

Dịch bệnh tăng tốc tại Đông Nam Á. Ảnh: Anadolu Agency

Dịch bệnh tăng tốc tại Đông Nam Á. Ảnh minh họa: Anadolu Agency

Số ca tử vong tại Indonesia vừa lên đến 102 – thêm đến 15 người. Phần lớn bệnh nhân xấu số nằm trong độ tuổi 45 đến 65, có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch.

Với 109 người mắc mới, tổng số ca nhiễm tăng lên 1.155.

Philippines cũng vượt qua mốc 1.000. Mức tăng 272 đưa tổng ca nhiễm của nước này lên 1.075. Tổng số ca tử vong tăng lên 68.

Ở châu Đại Dương, bang Queenland của Úc vẫn tổ chức bầu cử địa phương. Giám đốc Sở y tế Queenland Jeannette Young khẳng định đi bỏ phiếu an toàn miễn là mọi người thực hành cách ly xã hội.

Nhiều người đã bỏ phiếu sớm, bỏ phiếu qua bưu điện hoặc điện thoại, thậm chí từ chối đi bỏ phiếu nhưng vẫn có hàng dài cử tri xếp hàng (tự mang theo bút).

Tại Myanmar, Bộ Y tế nước này ngày 28.3 thông báo về 3 trường hợp mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 8 người. Hai trong 3 bệnh nhân mới là công dân Myanmar, gồm một người 29 tuổi trở về từ Anh và một hướng dẫn viên du lịch 60 tuổi.

Trường hợp còn lại là người Thụy Sĩ 58 tuổi làm việc cho Liên Hợp Quốc. Cơ quan Liên Hợp Quốc cho biết nữ nhân viên mắc bệnh đã tự cách ly sau khi nhập cảnh Myanmar ngày 17.3. Lúc bà xuất hiện triệu chứng thì đã được đưa đi bệnh viện.

Lào cũng ghi nhận thêm 3 trường hợp mắc bệnh: 2 ở tỉnh Luang Prabang và 1 ở thành phố Vientiane, đều từng tiếp xúc với bệnh nhân phát hiện trước đó – nâng tổng số ca nhiễm lên 6 trường hợp.

Kiểm soát dịch bệnh là một thách thức với nước này do đã có nhiều người tiếp xúc với các ca nhiễm và hàng nghìn lao động quay trở về.

Bộ Giao thông vận tải vừa quyết định 15 tuyến xe buýt đi lại giữa Lào và Campuchia, Thủ tướng Thongloun Sisoulith kêu gọi doanh nghiệp cho nhân viên làm việc tại nhà.

Bang Queenland của Úc vẫn tổ chức bầu cử địa phương bất chấp dịch bệnh - Ảnh: ABC News

Bang Queenland của Úc vẫn tổ chức bầu cử địa phương bất chấp dịch bệnh - Ảnh minh họa: ABC News

Tình hình Trung Đông và Đông Bắc Á

Tại Đông Bắc Á, Hàn Quốc thêm 146 người mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 9.478. Số ca tử vong tăng đến 144.

Trung Quốc không có ca nhiễm mới trong nước nhưng ghi nhận có 54 bệnh nhân từ bên ngoài. Nước này từ ngày 28.3 cấm người nước ngoài nhập cảnh.

Mức tăng ca nhiễm COVID-19 của Iran lại lập kỷ lục mới: 3.076 – nâng tổng số người mắc lên 35.408. Số ca tử vong cũng tăng lên 2.517 (139 trường hợp mới).

Để huy động thêm nguồn lực cho cuộc chiến chống dịch, chính quyền Tehran thời gian qua tăng cường nỗ lực ngoại giao kêu gọi cộng đồng quốc tế bỏ qua trừng phạt cung cấp trang thiết bị y tế.

Nhật BảnPakistan là hai trong số nhiều quốc gia mà giới chức Iran tìm kiếm sự giúp đỡ. Phía Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây khẳng định họ quyết không nới lỏng trừng phạt tạo điều kiện cho Iran tiếp cận số tài sản đang bị đóng băng ở các ngân hàng châu Âu.

Bên ngoài Iran, Israel tăng kỷ lục 425 ca nâng tổng số người mắc COVID-19 lên 3.460, Iraq 506 ca, Bahrain 473 ca, Kuwait 235 ca.

Cẩm Bình (theo Inquirer, Reuters, Straits Times, Mehr News)

Nguồn: Một Thế Giới

---

HÃY CHIA SẺ BÀI VIẾT VÀ CẢNH BÁO MỌI NGƯỜI XUNG QUANH: "Ở NHÀ VÌ NGƯỜI THÂN BẠN"

---

* Xem thêm:

Xuất hiện "thánh nhiễm", một mình khiến 40000 người bị cách ly!!!

Mỹ vượt 100.000 ca nhiễm COVID-19 cao nhất toàn thế giới

Lợi dụng Covid-19, Trung Quốc xây 2 ‘trạm nghiên cứu’ trái phép ở Trường Sa giữa đại dịch!!!

Hà Nội chính thức áp dụng nhiều biện pháp mạnh trong đợt dịch COVID-19 cao điểm