Dùng giấy vệ sinh kiểu này nguy cơ rước đống bệnh vào người

Giấy vệ sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe của mỗi người. Chính vì vậy, hãy lựa chọn loại giấy vệ sinh phù hợp để tránh tác hại.

Như chúng ta đều biết, giấy vệ sinh là món đồ dùng quen thuộc và vô cùng cần thiết đối với cuộc sống của con người. Nó xuất hiện mọi nơi, mọi lúc để phục vụ cho nhu cầu của mỗi chúng ta.

Theo một số khảo sát cho biết, ở Hoa Kỳ giấy vệ sinh được tiêu thụ một cách chóng mặt, còn các loại bình xịt rửa thì doanh số xuống rất thấp. Nhiều bác sĩ cho rằng việc vệ sinh bằng giấy quá mức có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ và nhiễm trùng đường tiểu.

Ngoài ra, hiện nay giấy vệ sinh dùng hàng ngày thường là loại giấy tái chế, do đó nếu không tinh mắt lựa chọn, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, thậm chí ung thư.

dung-giay-ve-sinh-kieu-nay-nguy-co-ruoc-dong-benh-vao-nguoi

 Ngày càng nhiều loại giấy vệ sinh xuất hiện trên thị trường nhưng không hẳn đã an toàn

Ngoài ra, trên báo Tiền Phong đưa tin, ngày nay, giấy vệ sinh càng được cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ nên các nhà sản xuất cho ra đời loại giấy vệ sinh có nhiều màu sắc khác nhau, trong đó giấy vệ sinh có mùi thơm cũng được phổ biến rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thì loại giấy có mùi thơm dễ chịu hoặc có màu sắc rực rỡ có thể gây ra một số vấn đề về sức khoẻ vì chúng chứa một số chất tổng hợp và hóa chất.

Việc sử dụng giấy vệ sinh càng trắng cũng không phải càng tốt cho sức khỏe. Vì giấy càng trắng có nguy cơ bị tẩy trắng trong quá trình làm càng cao và chúng có thể chứa cả huỳnh quang, thạch cao điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng. Bởi vậy khi lựa chọn nên chọn giấy vệ sinh có màu trắng tự nhiên. 

Nói tới điều này, tiến sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách Khoa TP HCM từng thông tin trên báo VnExpress, trong quá trình sản xuất giấy, các chất độc policlobiphenyl (PCBs) vô tình được sản sinh ra. Để tẩy trắng nguyên liệu, nhà sản xuất phải dùng đến clo. Các phân tử chất thơm và phenol có trong quá trình này bị clo hóa đã tạo ra policlobiphenyl. 

Hiện nay tại Việt Nam chưa cơ quan nào kiểm soát hàm lượng polyclobiphenyl trong giấy ăn. Bên cạnh đó, nhiều hóa chất phụ gia độc khác như xút, javen, cao lanh, xenlolo, keo... cũng được tìm thấy tồn dư trong các loại khăn giấy. Dù với hàm lượng rất thấp, chỉ nhỏ hơn vài microgam trong một kg giấy thành phẩm, chất này cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng, thậm chí tích tụ theo thời gian sẽ gây nên đột biến tế bào dẫn đến ung thư, quái thai... 

Còn theo tiến sĩ - bác sĩ Peter K. Meyer, một chuyên gia hàng đầu về tiêu hóa ở Georgia cảnh báo rằng, nhiều căn bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa sẽ đe dọa cộng đồng chỉ vì thói quen dùng giấy vệ sinh.

Báo Gia đình và Xã hội dẫn khuyến cáo từ một số các bác sĩ cho rằng, nhiều người muốn sạch sẽ, đã tạo ra lực ma sát quá đà lên vùng niêm mạc ở khu vực hậu môn dẫn đến nhiều trường hợp tổn thương hậu môn – trực tràng. Về lâu dài, việc sử dụng giấy vệ sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến các vết nứt, bệnh trĩ và nhiều rắc rối về hậu môn – trực tràng khác. Do đó, người tiêu dùng nên lựa chọn các loại giấy vệ sinh chất lượng tốt sau mỗi lần đi vệ sinh.

Giấy phải bảo quản sạch sẽ, nơi khô ráo, thoáng mát, còn nguyên bao bì, có địa chỉ nơi sản xuất, ngày sản xuất rõ ràng. Dùng đến đâu mới bóc túi ra đến đó, không được để giấy bên ngoài quá lâu.

Khi dùng bất kì loại giấy nào, thứ tự đúng luôn là từ trước ra sau (lau vùng kín trước rồi mới đến hậu môn). Điều này sẽ giúp loại trừ nguy cơ bị các loại vi khuẩn ở hậu môn tấn công âm đạo.

Cách tốt nhất là hãy dùng vòi nước để xịt vì nguồn nước có thể làm sạch toàn bộ phần hậu môn và đặc biệt an toàn.

Theo VietQ