Gặp họa vì 2 ngày mặc cùng 1 bộ quần áo: Lời cảnh tỉnh cho những ai lười thay quần áo

Sau 2 ngày, làn da của anh Hoàng bắt đầu nổi mẩn đỏ và ngứa lan rộng khắp vùng ngực và bụng.

Mới đây, trong chương trình "Sức khỏe 2.0", bác sĩ Triệu Chiêu Minh, khoa da liễu, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, Đài Loan, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam họ Hoàng.

Anh Hoàng là công nhân, sau khi xong việc trở về nhà, anh Hoàng không giặt áo quần, cách ngày hôm sau, anh tiếp tục mặc áo quần bẩn đi làm. Sau 2 ngày, làn da của anh Hoàng bắt đầu nổi mẩn đỏ và ngứa lan rộng khắp vùng ngực và bụng. Kết quả chẩn đoán cho thấy anh Hoàng mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng.

Bác sĩ Triệu Chiêu Minh cho biết: "Áo quần không giặt và mặc tiếp vào ngày hôm sau là thói quen của nhiều công nhân và nó là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Nếu dùng tay gãi vết mẩn đỏ sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng, viêm da, được xem là trạng thái kích ứng của làn da".

Một số người lầm tưởng rằng nếu cơ thể không ra mồ hôi thì quần áo không cần phải giặt, bác sĩ cho rằng đây là nhận định sai lầm. Khi áo quần bẩn đặt ở môi trường ẩm ướt, cho dù áo quần không dính mồ hôi thì vi khuẩn vẫn có thể phát triển nhanh chóng.

Đặc biệt lớp biểu bì của da có khoảng 20 - 30 lớp da và các tế bào chết bong ra thường xuyên, nó vẫn sót lại mồ hôi và bã nhờn nên có thể khiến vi khuẩn lên men và gây ra mùi hôi khó chịu cho áo quần.

gap-hoa-vi-2-ngay-mac-cung-1-bo-quan-ao-loi-canh-tinh-cho-nhung-ai-luoi-thay-quan-ao

Ảnh minh họa

Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Min-Sheng General Hospital, chỉ ra:

"Nếu áo quần giặt sạch mỗi ngày nhưng bạn vẫn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thì vấn đề là do máy giặt. Mặc dù nhìn bên trong lồng giặt có vẻ sạch sẽ, khô ráo, nhưng lồng giặt là nơi hội tụ rất nhiều vi khuẩn nên có thể gây ra tình trạng càng giặt áo quần càng bẩn.

Ngoài việc vệ sinh lồng giặt, nhiệt độ nước cũng tác động đến mức độ sạch của áo quần. Nhiệt độ nước 30 độ C có tác dụng hòa tan chất bẩn trên áo quần. Nhiệt độ nước 40 độ C có tác dụng tẩy sạch bã nhờn và mùi hôi khó chịu trên áo quần. Nhiệt độ nước 60 độ C có thể khử trùng và diệt ve, mạt bụi hiệu quả".

gap-hoa-vi-2-ngay-mac-cung-1-bo-quan-ao-loi-canh-tinh-cho-nhung-ai-luoi-thay-quan-ao

Ảnh minh họa

Viêm da tiếp xúc là gì?

Đúng như tên gọi của nó, đây là một loại viêm da do tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài gây dị ứng hay do hệ thống miễn dịch không ổn định. Tùy từng người sẽ có nguyên nhân gây kích ứng khác nhau. Tình trạng này sẽ xảy ra sau 1 – 2 ngày khi bạn tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh.

Viêm da sẽ làm tổn thương phần biểu bì và hạ bì khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh sẽ dựa vào nguyên nhân để phân loại ra các tình trạng như: viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc bội nhiễm.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Khi da tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài, các tế bào lympho tcd4 nhận biết các yếu tố đó và bắt đầu tiết ra cytokin kích hoạt hệ miễn dịch và gây nên tình trạng viêm da. Viêm da do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như:

Hợp chất làm nên đồ trang sức, vòng tay, đồng hồ như vàng, niken,..

Dị ứng với thành phần có trong mỹ phẩm, nước hoa.

Nhựa cây sồi.

Bệnh gây nên tình trạng da bong tróc vảy, xuất hiện những mụn nước và ngứa thậm chí gây nên lở loét chiếm đến 58%. Đối tượng mắc phải bệnh rất phổ biến ở mọi ngành nghề, lứa tuổi. Nhưng bệnh hay xảy ra ở những công nhân có công việc đặc thù tiếp xúc với xi măng, kim loại, các chất làm móng,…

Viêm da tiếp xúc có lây không?

Viêm da gây nên những triệu chứng như:

Mẩn đỏ, sưng, phù nề phần da viêm nhiễm

Bong tróc da, khô da sau đó xuất hiện các mụn nước có khi bị bội nhiễm

Da nóng rát, nứt nẻ, căng cứng, thô ráp.

Viêm da là bệnh lý thường gặp, gây nên tâm lý khó chịu khiến nhiều người lo lắng đặt ra câu hỏi: "Viêm da tiếp xúc có lây không". Theo các chuyên gia thì bệnh này không hề lây nhiễm từ người này sang người khác vì nguyên nhân gây bệnh là những chất gây dị ứng, hóa chất…và cả do yếu tố di truyền.

Theo Báo Dân sinh