Giá cà phê hôm nay 31/7: Quay đầu giảm 100-200 đồng/kg

Giá cà phê nguyên liệu ngày hôm nay 31/7/2019 quay đầu giảm 100-200 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua. Giá cà phê Tây Nguyên hiện đang dao động trong khoảng 32.600 - 33.600 đồng/kg.

Dưới đây là thống kê giá cà phê hôm nay 31/7 ở một số địa phương và vùng nguyên liệu trên cả nước.

Giá cà phê nguyên liệu ngày hôm nay 31/7/2019 đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua.

Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay giảm 100 đồng/kg được thu mua với mức 32.600 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê giảm 100 đồng/kg xuống mức 32.700 đồng/kg.

Tương tự, tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay cũng giảm 100 đồng/kg xuống mức 33.500 đồng/kg. Còn tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm 100 đồng/kg xuống dao động ở mức 32.600 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, giá cà phê hôm nay đồng loạt giảm 200 đồng/kg xuống dao động ở mức 33.300 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay không thay đổi vẫn dao động ở mức 33.500 đồng/kg.

Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng 32.600 - 33.600 đồng/kg.

gia-ca-phe-hom-nay-317-quay-dau-giam-100-200-dongkg

Giá cà phê hôm nay 31/7: Quay đầu giảm 100-200 đồng/kg.

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London giảm.

Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang giảm 17 USD/tấn (mức giảm 1,24%) đứng ở mức 1.354 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 giảm 1,65 USD/tấn đứng ở mức 99,5 cent/lb.

Một số bản báo cáo phân tích cho hay, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện ở mức thấp nhất so với giá bán của các nước xuất khẩu cà phê khác trên thế giới. 

Nguyên nhân khiến giá cà phê xuất khẩu thường ở mức thấp nhất so với các nước trong nhóm xuất khẩu cà phê (Brazil, Colombia, Guatemala, Mexico, Indonesia) được lý giải là do cà phê Việt Nam chủ yếu xuất thô (80% lượng cà phê xuất khẩu là hàng thô). Cùng với đó, nguyên liệu thu hoạch không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về độ chín, cà phê còn lẫn các tạp chất... dẫn đến chất lượng còn thấp.

Bên cạnh đó, vụ thu hoạch cà phê của Việt Nam diễn ra từ tháng 10 năm trước, đến tháng 1-2 năm sau là hết vụ thu hoạch. Thông thường những năm trước đây, trong thời gian thu hoạch, giá cà phê sẽ giảm nhưng khi đã hết vụ thu hoạch thì giá cà phê sẽ tăng... Điều này chứng tỏ, cà phê Việt Nam đang bị ép giá. 

Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về lượng xuất khẩu cà phê Robusta, hay còn gọi là cà phê vối nhưng lại không làm chủ được giá cà phê bán ra mà mức giá này hoàn toàn do các sàn giao dịch cà phê đặt tại New York hay London chi phối. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu tại Việt Nam cho biết, 80-85% tổng lượng cà phê xuất khẩu được bán theo hình thức "trừ lùi". Tức là doanh nghiệp ký hợp đồng bán cà phê từ trước, lấy tiền tạm ứng của bên mua và đợi đến mùa thu hoạch sẽ giao hàng. Lúc đó, mức giá sẽ được ấn định căn cứ theo giá cà phê tại các sàn giao dịch thế giới thời điểm giao hàng, trừ đi vài chục đến hơn 100 USD/tấn.

Minh Anh (TH)

Theo TieuDung24h