Giá nông sản hôm nay 15/11: Giá cà phê nhích lên 200 đồng, giá tiêu đi ngang

Ghi nhận tại thị trường nông sản hôm nay 15/11 cho thấy, giá cà phê đã quay đầu tăng nhẹ 200 đồng/kg, ở một số địa phương đã đạt mốc 36.000 đồng, tuy nhiên vẫn là mức thấp so với cùng kỳ tháng trước. Trong khi đó, giá tiêu có phiên thứ 2 liên tiếp đứng im không đổi, trung bình 56.000 đồng/kg

Cà phê nhích lên 200 đồng mỗi kg

Giá cà phê hôm nay tại các tỉnh Tây Nguyên đã tăng 200 đồng/kg so với hôm qua.

Cụ thể, tại Lâm Đồng, giá cà phê hôm nay 15/11 hiện ở mức 35.300 đồng/kg. Còn tại Đắk Lắk – địa phương luôn dẫn đầu cả nước về giá cà phê hôm nay cũng đã chạm mốc 36.100 đồng/kg. Tín hiệu phục hồi này đem lại ít nhiều phấn khởi cho người trồng.

gia-nong-san-hom-nay-15-11-gia-ca-phe-nhich-len-200-dong-gia-tieu-di-ngang

Giá cà phê hôm nay 15/11 đã tăng nhẹ 200 đồng mỗi kilogam. Ảnh minh họa.

Theo báo Lâm Đồng, thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, tính lũy kế từ 2013 đến năm 2018, toàn tỉnh đã thực hiện tái canh, ghép cải tạo được 54.325 ha; trong đó, trồng tái canh 22.687 ha, trồng mới 1.087 ha và ghép cải tạo 30.551 ha.

Cụ thể, tính đến năm 2017, toàn tỉnh đã thực hiện tái canh, ghép cải tạo được hơn 45.000 ha cà phê già cỗi, kém năng suất. Trong đó, giai đoạn 2013 - 2015 thực hiện gần 25.000 ha, năm 2016 thực hiện hơn 12.300 ha, năm 2017 thực hiện hơn 8.000 ha. Riêng năm 2018, kết quả thực hiện tái canh, cải tạo giống gắn với phát triển cà phê bền vững ước đạt 8.919 ha/7.576 ha theo kế hoạch (đạt 117,7%); trong đó, trồng tái canh 3.013 ha và ghép cải tạo 5.901 ha.

Nhờ thực hiện tái canh, năng suất cà phê đã tăng lên đáng kể, từ 27 tạ/ ha trước khi thực hiện kế hoạch, đến nay năng suất bình quân toàn tỉnh ước đạt trên 32 tạ/ ha. Cá biệt, có nhiều vườn cà phê cho năng suất 70 - 80 tạ/ ha. Qua đó, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người nông dân.

Tại Gia Lai và Đắk Nông, giá cà phê cũng tiệm cận mức 36.000 đồng, hiện đang có giá 35.900 đồng, tăng 200-300 đồng so với ngày hôm qua.

Dù đây là mức tăng không đáng kể nhưng vẫn là tín hiệu đáng mừng sau rất nhiều phiên giá cà phê liên tục sụt giảm.

Trên thị trường thế giới, giá cà phê arabica giao tháng 12 trên sàn New York lúc 18h30 ngày 14/11 tăng 3,1% lên 112,75 UScent/pound. Giá cà phê robusta giao trong tháng 1/2019 tăng 0,5% lên 1.664 USD/tấn.

Tiêu tiếp tục đi ngang

Giá tiêu hôm nay 15/11 ở hầu hết các địa phương đều không thay đổi. Cụ thể, giá tiêu thấp nhất được ghi nhận ở Đồng Nai và Gia Lai, cả 2 địa phương này tiêu đều đang có giá 55.000 đồng/kg.

Còn tại Đắk Lắk và Đắk Nông giá tiêu hôm nay đứng ở mức 56.000 đồng/kg.

gia-nong-san-hom-nay-15-11-gia-ca-phe-nhich-len-200-dong-gia-tieu-di-ngang

Giá tiêu vẫn dao động ở mức 55.000-57.000 đồng/kg. Ảnh minh họa.

Hai địa phương có giá tiêu cao nhất là Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu, đều ở mức 57.000 đồng/kg.

Do thời tiết xấu trong những năm gần đây, người trồng tiêu Ấn Độ sẽ ghi nhận một vụ mùa thấp. Sản lượng giảm, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa giá tiêu sẽ tăng cao hơn vì hồ tiêu nhập khẩu giá rẻ, chấp lượng thấp gia tăng.

“Gió mùa đã gây thiệt hại lớn. Người nông dân đã chi rất nhiều cho phân bón và thuộc trừ sau, nhưng giờ mọi thứ đều tan biến. Chúng tôi đã dự báo một vụ mùa bội thu, dạt 70.000 tấn, nhưng hiện chỉ còn chưa tới 45.000 tấn tiêu sau thu hoạch", theo ông Heman Kishor, chủ sở hữu của công ty Hemanand Spices có trụ sở tại Kochi, Ấn Độ.

Theo các chuyên gia thị trường, một vụ mùa thấp hơn chắc chắc sẽ kéo giá tăng cao từ đầu năm sau, nhưng đà tăng sẽ bị hạn chế ở khoảng 42.500 rupee/100 kg, chỉ tăng 10% so với mức giá hiện tại.

Đầu tháng 11, giá tiêu trắng và tiêu đen lần lượt được ghi nhận ở mức 38.900 rupee và 36.900 rupee/100 kg tại Kochi.

Trong tháng 8, các đồn điền hồ tiêu trên khắp huyện Wayanad và Idukki đã chịu thiệt hại vì mưa lớn, nguyên nhân của những trận lũ lụt tàn phá tại khu vực. Sự kiện này diễn ra sau khi những cơn mưa lớn và lở đất xuất hiện tại Chikmangalur and Coorg thuộc bang Karnataka, cũng ảnh hưởng tới các đồn điền hồ tiêu tại những khu vực này.

Theo DanViet