Giảm cân bằng sử dụng cà phê lâu dài có thực sự an toàn?

Hiện nay nhiều người giảm cân bằng cách uống cà phê tuy nhiên thực tế phương pháp giảm cân này vẫn tiềm ẩn nhiều nhược điểm, về lâu dài còn gây hại cho sức khỏe.

Lợi ích sức khỏe của cà phê đã được nhắc đến trong rất nhiều nghiên cứu. Hiện nay nhiều người lựa chọn cà phê là thành phần trung tâm của kế hoạch giảm cân.

Kế hoạch giảm cân này dựa trên cuốn sách năm 2017 The Coffee Lover's Diet của bác sĩ y khoa Bob Arnot, liên quan đến việc uống tối thiểu 3 tách cà phê rang mỗi ngày, do hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol cao hơn. Polyphenol trong cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường loại 2 và một số bệnh ung thư.

Tiến sĩ Arnot viết rất nhiều nghiên cứu trong cuốn sách về khả năng hạn chế sự thèm ăn, giảm hấp thu chất béo, tăng cường trao đổi chất, cải thiện lưu thông và đốt cháy chất béo của cà phê. Tuy nhiên, ông khuyên nên bỏ qua đường, kem và sữa do làm giảm sự hấp thụ polyphenol.

Ngoài việc uống 3 cốc hàng ngày, phần còn lại của kế hoạch giảm cân với cà phê tương tự như các chế độ khác. Nó liên quan đến việc tránh carbs tinh bột và thực phẩm chế biến.

Dựa vào những nghiên cứu kể trên, cà phê thực sự là giải pháp để giảm cân. Tuy nhiên, cà phê không phải "thần dược" hay chìa khoá giảm cân nếu quên đi những yếu tố khác. Thậm chí nó còn gây ra nhiều nguy cơ nếu thực hiện lâu dài.

giam-can-bang-su-dung-ca-phe-lau-dai-co-thuc-su-an-toan

Giảm cân bằng cà phê không an toàn về lâu dài 

Hấp thụ lượng caffeine quá mức gây huyết áp cao

Mặc dù cà phê không chứa caffeine là một lựa chọn trong chế độ ăn kiêng cà phê, nhưng hầu hết mọi người đều thích cà phê có chứa caffeine. Thêm vào đó, nhiều lợi ích trao đổi chất của cà phê là do caffeine. Tuy nhiên, hấp thụ quá nhiều caffeine dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như huyết áp cao.

Một nghiên cứu đã xem xét mối liên quan giữa cà phê và huyết áp ở 1.100 người bị huyết áp cao. Những người tiêu thụ 3 tách cà phê trở lên mỗi ngày có chỉ số huyết áp cao hơn những người không uống. 

Caffeine là một chất lợi tiểu nên thường xuyên đi vệ sinh gây hạ kali trong máu

Nếu uống nhiều cà phê cần phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Hơn nữa, nhiều chất điện giải quan trọng có thể bị mất theo chất lỏng, bao gồm cả kali. Mất quá nhiều kali dẫn đến hạ kali máu, ảnh hưởng tới việc kiểm soát cơ và sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, chứng hạ kali máu do cà phê là rất hiếm.

Cuối cùng, việc hấp thụ quá nhiều caffeine có liên quan đến các cơn đau tim, đau đầu, mất ngủ, tăng nguy cơ gãy xương, loãng xương, thậm chí là trầm cảm.

Tăng cân trở lại

Các kế hoạch ăn kiêng liên quan đến việc giảm lượng calorie thường dẫn đến tăng cân do một số thay đổi mà cơ thể trải qua khi hạn chế calorie. Khi giảm lượng calorie đáng kể, cơ thể sẽ thích nghi bằng cách làm chậm quá trình trao đổi chất, giảm số lượng calorie đốt cháy.

Ngoài ra, những thay đổi nội tiết tố xảy ra do hạn chế calorie làm tăng cảm giác thèm ăn. Leptin là loại hormone thúc đẩy cảm giác no và gửi tín hiệu đến não để ngừng ăn. Tuy nhiên, mức leptin trong cơ thể giảm đáng kể trong chế độ ăn ít calorie, dẫn đến cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn.

Theo một số nghiên cứu, khoảng 80% những người giảm cân bằng chế độ ăn ít calorie sẽ lấy lại cân nặng trong tháng đầu tiên sau chế độ ăn kiêng.

Không an toàn lâu dài

Mọi người thường tuân theo chế độ ăn kiêng bằng cà phê 2-7 tuần. Trên thực tế, giải pháp có thể không an toàn về lâu dài. Uống một lượng lớn cà phê có chứa caffein dễ gây ra một số vấn đề, bao gồm mất ngủ và trầm cảm. Vì những lý do này không nên theo chế độ ăn uống đó trong thời gian dài.

Theo VietQ