Giới hạn thực phẩm để ngăn đá mà các mẹ cần biết để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà

Cuộc sống bận rộn khiến các chị em thường có thói quen mua nhiều thực phẩm và cất trữ ở ngăn đá để dùng dần. Tuy nhiên, việc bảo quản và sử dụng như thế nào là đúng và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình?

Rất nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng thực phẩm để trong tủ lạnh là “an toàn”, không bị hỏng, vì tủ lạnh có thể ức chế tốc độ sinh sản của vi khuẩn. Nhưng thời gian lưu trữ thực phẩm quá lâu cũng là nguy cơ gây mất an toàn dễ gây ngộ độc, hơn nữa còn bị hao hụt chất dinh dưỡng.

Về mặt dinh dưỡng, một số loại thức ăn không nên để qua đêm, đặc biệt là các loại rau vì qua một đêm hàm lượng nitrite của chúng đã tăng khá cao (nguyên nhân là vì rau được bón phân nitơ, nitrat từ phân bón nitơ được hình thành trong quá trình tăng trưởng thực vật). Hâm nóng hay các hình thức làm nóng khác không thể tiêu diệt hết các vi sinh vật và vi khuẩn cũng như hàm lượng nitrite cứng đầu trong thức ăn.

Khi thức ăn thừa được bảo quản trong tủ lạnh, hàm lượng nitrit sẽ tích trữ dần. Người lớn hấp thụ khoảng 0,2 - 0,5gram có thể gây ngộ độc, tiêu thụ lâu dài có thể dẫn đến ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư đại trực tràng và các bệnh khác.

gioi-han-thuc-pham-de-ngan-da-ma-cac-me-can-biet-de-dam-bao-suc-khoe-cho-ca-nha

ảnh minh họa

Thịt và gia cầm

Những loại thịt tươi sống như thịt bò hay thịt heo, nếu để trong ngăn đá có thể giữ được lâu ngày. Tuy nhiên bạn cần làm sạch chúng trước khi cho vào ngăn đá. Và tất nhiên, bạn cũng cần phải chọn những hộp hay bịch ni lông kín hơi để cất trữ trong ngăn đá tủ lạnh.

Mẹo nhỏ mà bạn không nên bỏ qua khi chế biến thịt đông lạnh chính là một khi đã rã đông thịt thì bắt buộc phải chế biến hết số thịt đã được rã đông, nếu không bạn tiếp tục cho vào đông thịt sẽ bị hư.

Lưu ý:

- Khi bạn cho thịt vào ngăn đông, cần phải bọc thịt thật nhiều lớp để tránh cho chúng không bị đông cứng quá mức, dẫn đến tình trạng mất nước hay thay đổi màu sắc, mùi vị.

- Bạn cũng cần phải buộc thịt thật chặt, tránh không khí bên ngoài có thể lọt vào và dẫn đến tình trạng thịt bị nhiều lớp đá bám vào bề mặt.

Thường thì bạn cũng có thể để chúng trong tủ lạnh và đông đá khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, thời gian đông đá càng dài thì độ tươi ngon của thịt sẽ bị giảm đi đáng kể.

Nếu bạn mua gia cầm còn sống về, sau khi sơ chế xong bạn muốn cho vào ngăn đông đá thì cũng phải bao bọc thật kỹ thịt nếu không, thịt sẽ rất dễ bị nhiểm khuẩn.

Cá 

Cá có mùi tanh khá nặng. Do đó bạn cần phải chú ý khi bảo quản chúng, bạn phải bao bọc chúng thật kỹ bằng nhiều lớp, nếu không nó sẽ lan mùi sang các thực phẩm khác làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.

Ngoài ra, sau khi làm cá xong bạn có thể pha loãng giấm và đổ trực tiếp lên mình cá như vậy cũng sẽ hạn chế được mùi tanh của cá phần nào.

Cá có mùi tanh nên cần chú ý làm sạch trước khi cho đông đá.

Lưu ý:

- Phải vệ sinh thật kỹ thịt, cá trước khi cho vào tủ lạnh.

- Nên bao bọc thật chặt để tránh thịt, cá bị mất nước hay thay đổi màu sắc.

- Thịt nguyên miếng sẽ có thời gian bảo quản lâu hơn thịt băm.

- Thịt mua từ siêu thị về không nên rửa mà cứ để nguyên trong hộp mà cho vào bảo quản.

- Khi đã rã đông thịt thì bắt buộc phải chế biến hết số thịt, cá đó.

Thời gian lữu trữ tủ đông của các loại thực phẩm

Các loại thịt

  • Sườn lợn hay thịt lợn dính sườn: 4 - 6 tháng.
  • Thịt lợn nướng: 4 - 12 tháng.
  • Thăn bò: 6 - 12 tháng.
  • Sườn bò: 4 - 6 tháng.
  • Thịt bò nướng: 12 tháng.
  • Gà nguyên con: 12 tháng.
  • Gà chia phần: 9 tháng.
  • Gà nướng: 4 tháng.
  • Gà tẩm bột chiên: 1 - 3 tháng.
  • Thịt lợn xay: 3 - 4 tháng.
  • Lòng phèo, tim gan: 3 - 4 tháng.
  • Thịt hươu, thịt nai: 3 - 4 tháng.
  • Thịt lợn muối xông khói: 1 tháng.
  • Thịt giăm bông: 2 tháng.
  • Xúc xích: 1 - 2 tháng.
  • Các món thịt nướng ướp gia vị: 4 - 6 tháng.
gioi-han-thuc-pham-de-ngan-da-ma-cac-me-can-biet-de-dam-bao-suc-khoe-cho-ca-nha
 
Ảnh minh họa 

Hải sản

  • Thịt cá lọc xương: 6 tháng.
  • Cá béo (các loại cá có chứa dầu như cá hồi): 2 - 3 tháng.
  • Cá đã nấu chín: 4 - 6 tháng.
  • Cá xông khói: 2 tháng.
  • Hải sản có vỏ (ngêu, sò, ốc): 2 - 3 tháng.
  • Mực: 3 - 6 tháng.

Một số lưu ý để bảo quản thực phẩm đúng cách trong ngăn đá.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), các bạn nên để nhiệt độ tủ lạnh ở mức bằng hoặc dưới 4 độ C và nhiệt độ ngăn đá là khoảng -18 độ C. 1 là hợp lý. Hầu hết các thực phẩm trước khi được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh phải được xử lý qua.

Thực tế, các thực phẩm đông lạnh nên được sử dụng hết trong vòng 6 tháng để giữ hương vị và chất lượng tốt nhất. Chị em khi bảo quản thức ăn trong ngăn đá thì cố gắng tránh những lớp băng hình thành. Nếu thực phẩm bị mất nước ví dụ như tình trạng héo úa của rau củ, thì có thể nó đã bị “cháy đông” do mất đi chất dinh dưỡng. Lúc này, chị em cần vứt bỏ chứ đừng luyến tiếc mà ráng ăn cho hết nhé.

Theo PhuNuNews