Hàm lượng kali thấp có thể gây ra huyết áp cao: 7 dấu hiệu nhận biết để phòng tránh

Kali rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch, huyết áp, cân bằng chất lỏng, sức mạnh xương và cơ bắp. Vì vậy bạn cần chú ý bổ sung lượng kali cần thiết cho cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng kali thấp trong chế độ ăn uống có thể là một yếu tố gây ra huyết áp cao. 

Kali là một trong 7 loại khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Kali rất quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch, huyết áp, cân bằng chất lỏng, sức mạnh xương và cơ bắp. Kali cũng liên quan đến quá trình chuyển hóa carbohydrate và tác động trực tiếp đến trọng lượng cơ thể của bạn. Kali giúp xây dựng cơ bắp và đặc biệt quan trọng đối với những người đang cố gắng tăng cân.

Không nhận đủ khoáng chất này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau như mệt mỏi, táo bón. Thiếu kali cũng có thể dẫn đến suy hô hấp, tê liệt và tắc nghẽn ruột.

ham-luong-kali-thap-co-the-gay-ra-huyet-ap-cao-7-dau-hieu-nhan-biet-de-phong-tranh

Những dấu hiệu và triệu chứng thiếu kali là gì?

Dưới đây là một số dấu hiệu bạn không bổ sung đủ kali, bao gồm:

Yếu và mệt mỏi

Chuột rút và co thắp cơ bắp

Đau dạ dày, táo bón, chuột rút và đầy hơi

Đánh trống ngực

Ngứa và tê

Khó thở

Thay đổi tâm trạng

Làm thế nào để bố sung lượng kali cần thiết?

Tin tốt là bạn có thể tăng mức kali một cách tự nhiên bằng cách ăn các thực phẩm giàu kali như trái cây, rau, đậu và các loại hạt. Thực phẩm chứa nhiều kali bao gồm chuối, nấm, rau chân vịt, khoai tây, nho khô, đậu lăng, quả mơ, các loại hạt, cà chua, hạnh nhân, bơ và ca cao.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng kali khuyến nghị hàng ngày là 3,510 mg/ngày. Tuy nhiên, hầu hết dân số toàn cầu không đáp ứng lời khuyên này. 

Như vậy, kali là khoáng chất quan trọng đối với chức năng cơ thể và việc áp dụng các chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng chính là chìa khóa để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật.

Theo VietQ