Hành động vô thức mà bạn thường làm gây hại không nhỏ cho sức khỏe

Cơ thể chúng ta rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng từ những hành động, thói quen nhỏ bé. Không gây bệnh trực tiếp như hút thuốc lá, ăn uống nhiều dầu mỡ... có những thói quen xấu vẫn có thể ngấm ngầm gây hại cho sức khỏe chúng ta.

hanh-dong-vo-thuc-ma-ban-thuong-lam-gay-hai-khong-nho-cho-suc-khoe

Theo các chuyên gia sức khoẻ, một số thói quen như ngoáy tai, nhịn tiểu, ngồi bắt chéo chân... tưởng chẳng gây hại gì nhưng hóa ra lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu cho sức khỏe của bạn.

Trong cuộc sống, có thể bạn sẽ không để ý nhiều thế nhưng, một vài thói quen mà nhiều người cứ tưởng là vô hại có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Bỗng thấy móng tay của mình bị xước, bạn liền đưa tay lên miệng để cắn hết vết xước... Và hành động này vô tình khiến vi khuẩn từ móng tay truyền vào cơ thể bạn thông qua đường miệng. Ngoài hành động cắn móng tay trong vô thức, bạn còn có thể mắc phải một số thói xấu mỗi khi rảnh tay nhưng không nghĩ nó lại gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng.

1. Ngoáy tai

Ráy tai là chất tiết tự nhiên do tuyến ráy tai của lớp da phủ trên phần sụn của ống tai ngoài tiết ra. Ráy tai cùng với hệ thống lông tơ ở cửa tai bắt giữ những phần tử (bụi bặm, côn trùng, vi khuẩn, vi nấm) xâm nhập và trục xuất chúng ra ngoài.

Ngoáy tai thường xuyên sẽ làm mất đi lớp ráy bảo vệ, thậm chí làm trầy xước da, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm. Hơn nữa, nếu ngoáy tai không đúng cách sẽ đẩy ráy tai vào sâu bên trong gây cản trở hoặc bít tắc ống tai, thậm chí sẽ dẫn tới các hậu quả nguy hiểm như thủng màng nhĩ, chảy mủ, mất thính lực, tiến sĩ Rachel Vreeman, trợ lý giáo sư tại Đại học Indiana (Mỹ) phân tích.

2. Ngồi vắt chéo chân

Động tác này sẽ gây nguy hiểm cho những người bị giãn tĩnh mạch hoặc những người có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch do việc lưu thông máu gặp vấn đề.

Với những người không bị giãn tĩnh mạch, bạn vẫn có thể gặp một số vấn đề như đau phần dưới thắt lưng hoặc cơ quan sinh dục. Đây là cách ngồi sai, bởi nó sẽ tạo áp lực lên phần dưới thắt lưng. Bởi vậy nên, bạn không nên ngồi vắt chéo chân mà nên để hai chân thả lỏng phía trước.

3. Chọc vỡ phần bị rộp trên tay chân

hanh-dong-vo-thuc-ma-ban-thuong-lam-gay-hai-khong-nho-cho-suc-khoe

Những vết phồng rộp xuất hiện ở bàn chân hoặc bàn tay có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã ma sát một thứ gì đó mạnh lên da, từ đó khiến chúng hình thành một vết rộp như bong bóng nước. Đa phần, các vết phồng rộp này có thể biến mất sau vài ngày nhưng cách tốt nhất thì bạn vẫn nên chữa phồng rộp bằng cách ngâm chân hoặc ngâm tay vào nước muối loãng. Sau đó, hãy rửa sạch và lau bằng khăn khô.

Tuyệt đối không tự ý chọc thủng vết thương này để tránh gây nhiễm trùng trên da. Trong trường hợp vết rộp bị vỡ thì nên nhẹ nhàng rửa sạch và giữ khô lớp da rộp đó. Đồng thời, hãy mua thêm một lọ thuốc mỡ để bôi lên sẽ giúp miệng vết thương nhanh lành lại.

4. Bỏ bữa

Cho dù bạn vội vàng ra khỏi nhà mà không ăn sáng hay bỏ bữa trưa với hy vọng làm giảm vòng eo, thì việc bỏ bữa sẽ có hại nhiều hơn là bạn nghĩ.

Theo Tạp chí khoa học Metabolism, bỏ bữa không có nghĩa là chúng ta nạp ít calo hơn. Hầu hết mọi người sẽ ăn nhiều hơn trong bữa kế tiếp để bù cho bữa ăn mà họ đã bỏ qua. Bỏ qua một bữa ăn có thể kéo theo những thay đổi nguy hại về chuyển hóa. Sau khi bỏ bữa, nồng độ glucose trong máu lúc đói sẽ tăng cao và phản ứng với insulin bị trì hoãn – những tình trạng dẫn đến bệnh tiểu đường.

Dành thời gian để ăn uống đầy đủ và có một chế độ ăn lành mạnh. Ăn uống điều độ giúp bạn có đủ năng lượng và sự tập trung suốt cả ngày và duy trì cân nặng hợp lý.

5. Chải tóc sau khi gội đầu

hanh-dong-vo-thuc-ma-ban-thuong-lam-gay-hai-khong-nho-cho-suc-khoe

Chải tóc sau khi gội là một trong những thói quen phổ biến nhưng nó rất có hại cho tóc của bạn. Nguyên nhân là tóc ướt dễ tổn thương hơn rất nhiều so với tóc khô, đặc biệt là khi chải. Việc chải tóc khi ướt sẽ khiến tóc giòn hơn, và dễ khô gãy hơn.

Để bảo vệ mái tóc của mình, hãy sử dụng một chiếc khăn, nhẹ nhàng vỗ vào tóc. Đừng chà xát tóc và hãy để cho tóc được khô tự nhiên. Sau khi tóc khô hoàn toàn, hãy vừa chải từng đoạn nhỏ vừa gỡ rối. Dù tóc dài đi chăng nữa bạn cũng nên làm vậy.

6. Nặn mụn đầu đen

hanh-dong-vo-thuc-ma-ban-thuong-lam-gay-hai-khong-nho-cho-suc-khoe

Chắc chắn, đây là một hành động mà không ít cô nàng từng làm mỗi khi thấy ngứa tay. Tuy nhiên, bàn tay của chúng ta có thể tiềm ẩn vô vàn vi khuẩn gây hại nên việc nặn mụn đầu đen bằng tay sẽ làm vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc và tấn công trực tiếp vào ổ nang lông, từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm, hình thành mụn mủ năng hơn. Vì thế, hãy rửa tay thật kĩ trước khi chăm sóc da hoặc đến các spa uy tín để được nặn mụn, peel da đúng cách, không để lại sẹo hay gây viêm nhiễm.

7. Cắn móng tay

Mỗi khi cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, nhiều người cũng vô thức mà đưa tay lên miệng để cắn. Hoặc thậm chí, khi thấy móng tay của mình không đều nhau thì bạn sẽ cảm thấy rất ngứa mắt và muốn cắn cho chúng đều nhau. Chính điều này vô tình tạo ra vết thương nhỏ ở ngón tay. Nếu không cẩn thận, bạn còn có thể làm rách da tay và dễ gây viêm da.

8. Ngoáy mũi

Không ít người thường có thói quen ngoáy mũi thay vì dùng khăn mềm để vệ sinh mũi. Đây là một thói quen xấu mà bạn nên sửa bỏ ngay từ bây giờ. Bởi khi ngoáy mũi, phần da bên trong rất dễ bị rách, từ đó gây chảy máu hoặc nhiễm trùng do ngón tay đưa vào.

Thêm nữa, hành động này cũng có thể làm mất lông mũi. Trong khi đó, lông mũi lại có tác dụng bảo vệ mũi để ngăn ngừa khói bụi đi vào trong.

Một số thói quen xấu có thể rất khó nhận ra, đặc biệt là khi chúng trở nên quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Bạn không thể thấy ngay những ảnh hưởng có hại này nhưng theo thời gian, chúng sẽ tác động xấu đến đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Vì thế, hãy rà soát xem bạn thường xuyên có bất cứ thói quen nào như thế hay không. Hãy bắt đầu thay đổi ngay từ hôm nay để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn bạn nhé!

Ảnh Brightside, WikiHow

Có rất nhiều thói quen nhiều người ai cũng nhầm tưởng là tốt nhưng lại âm thầm phá hủy cơ thể mỗi ngày. Nếu không muốn sớm "ghé thăm" bệnh viện thì nên điều chỉnh ngay bạn nhé!

- Đi 10.000 bước mỗi ngày: Có thể gây tổn thương khớp gối

- Uống 8 ly nước mỗi ngày: Thận dễ bị tổn thương

- Ăn cháo mỗi ngày: Mất cân bằng dinh dưỡng

- Ăn bột ngũ cốc mỗi ngày: Tăng nguy cơ bệnh tiểu đường

- Ăn nóng: Gây ung thư thực quản

- Bổ sung vitamin bừa bãi: Gây kết sỏi

- Bổ sung canxi bừa bãi: Tăng canxi huyết, sỏi thận

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chúng ta có thể phòng tránh được 30% số bệnh ung thư bằng cách thay đổi lối sống hằng ngày. Qua những thông tin như trên hy vọng các bạn sẽ quan tâm hơn đến sức khỏe của mình để thoải mái tận hưởng cuộc sống nhé!

Theo Bestie