Hoàng Phúc và câu chuyện xuất xứ hàng hóa “hai nguồn gốc"

Sau những "lùm xùm" về nhãn mác hàng hóa “Made in China”, “Made in Vietnam”, người tiêu dùng bắt đầu để ý Hoàng Phúc bán hàng thương hiệu Italia nhưng lại gắn mác xuất xứ "Made in China". Vì sao lại có chuyện hai nguồn gốc xuất xứ và việc này được giải thích như thế nào?

Sau Khaisilk, Hoàng Phúc lộ nghi án
Hoàng Phúc là nhà phân phối thời trang hàng hiệu nổi tiếng ở Việt Nam.

Công ty TNHH Hoàng Phúc Quốc Tế (Hoàng Phúc International) được biết đến phổ biến với cái tên Hoàng Phúc. Trên website của mình, Hoàng Phúc tự giới thiệu Hoàng Phúc là “Thương hiệu đã trở nên gần gũi và quen thuộc với người tiêu dùng yêu thích thời trang của Việt Nam trong hơn 27 năm qua.”.

Hoàng Phúc tự nhận là đơn vị dẫn đầu trong ngành thời trang bán lẻ với hơn 110 cửa hiệu thời trang trên cả nước, tập trung chủ yếu tại 2 thành phố lớn TP.HCM, Hà Nội cùng các thành phố khác có tiềm năng kinh doanh thời trang triển vọng. Văn phòng chính của công ty nằm ở tòa nhà Bitexco.

Sau Khaisilk, Hoàng Phúc lộ nghi án
Các sản phẩm của Hoàng Phúc thường được gắn mác “”BORN IN ITALY”.

Tại Hà Nội, các cửa hàng mang tên Hoàng Phúc nằm ở những vị trí đắc địa và đắt đỏ như Vincom Bà Triệu, Hàng Bông, Hàng Bài… Đây là những nơi có giá bán đất cũng như giá thuê mặt bằng cao nhất Hà Nội. Ngay cả những người có tiền cũng không dễ dàng gì có được mặt bằng ở đây.

Sau Khaisilk, Hoàng Phúc lộ nghi án

Với hệ thống phân phối rộng khắp, cửa hàng sang trọng nằm ở vị trí đắc địa, giá bán đa số sản phẩm do Hoàng Phúc phân phối đều có đơn vị triệu đồng. Đây cũng là điều dễ hiểu vì Hoàng Phúc phân phối các thương hiệu thời trang nổi tiếng và cao cấp trên thế giới như Dr. Martens, Replay, Kappa, Clarks…

Dù các sản phẩm này có giá rất “chát” nhưng khách hàng vẫn an tâm rút hầu bao mua hàng mà không cần suy nghĩ về chất lượng vì độ “hoành tráng” của Hoàng Phúc đã bảo đảm về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ?

Sau Khaisilk, Hoàng Phúc lộ nghi án

Tuy nhiên, gần đây người tiêu dùng bắt đầu quan tâm hơn tới nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm do Hoàng Phúc phân phối. Và người tiêu dùng không hiểu tại sao, trên một số sản phẩm của Hoàng Phúc lại cùng gắn nhiều nhãn mác về xuất xứ khác nhau. Cụ thể, một sản phẩm đã gắn mác “Born in Italy” nhưng lại có thêm mác "Made in China” bên trong. Từ đây, người tiêu dùng bắt đầu lo ngại về việc có hay không chuyện Hoàng Phúc qua mặt người tiêu dùng?

Có thể, với khách hàng dễ tính, khi cầm một sản phẩm do Hoàng Phúc phân phối, chỉ cần nhìn loáng thoáng mác có in chữ “… IN ITALY” là họ có thể yên tâm đây là sản phẩm sản xuất tại đất nước hình chiếc ủng. Tuy nhiên, với khách hàng khó tính, họ sẽ săm soi kỹ hơn từ đường may mũi chỉ cho đến chất liệu vải, vị trí gắn nhãn mác và kể cả dòng chữ “BORN IN ITALY”, hay “MADE IN ITALY” thì chắc chắn họ có thắc mắc về xuất xứ.

Sau Khaisilk, Hoàng Phúc lộ nghi án

Gần đây nhất, một khách vì nghi ngờ chiếc áo hiệu Kappa (một nhãn hàng Italia) do Hoàng Phúc phân phối, nên đã kiểm tra thì phát hiện thêm một nhãn mác ghi là “Made in China” được may kín bên trong áo. Sau phản ánh của khách hàng này, phóng viên đã đến cửa hàng tại Vincom Bà Triệu và Hàng Bông của Hoàng Phúc tìm hiểu. Theo ghi nhận nhanh của phóng viên, đa số các sản phẩm từ giày dép, balo… ngoài nhãn “Born in Italy” gắn ở chỗ dễ nhìn thấy trên sản phẩm còn có một nhãn “Made in China” được gắn bên trong.

Sau Khaisilk, Hoàng Phúc lộ nghi án
Ngoài mác “BORIN IN ITALY” còn mác "Made in China" được đính ở bên trong sản phẩm.

Trả lời về những thắc mắc của người tiêu dùng, đại diện Hoàng Phúc cho biết:

"Có thể do người tiêu dùng chưa hiểu rõ và có phần hoang mang sau vụ Khaisilk nên dẫn tới nghi ngờ này. Việc hàng của chúng tôi mang thương hiệu Kappa của Italia nhưng lại có thêm mác "Made in China" là bởi chúng tôi ký hợp đồng với thương hiệu Kappa sẽ lấy hàng từ nơi gia công tại Trung Quốc là chuyện rất bình thường.

Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp Việt Nam. Điều này giống với việc một số thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài có nhà máy gia công tại Việt Nam, thì chắc chắn ngoài nhãn mác thương hiệu phải có thêm nhãn mác xuất xứ "Made in Việt Nam" trên sản phẩm, bởi được gia công tại đây. 

Đại diện Hoàng Phúc cũng khẳng định, những sản phẩm nhập khẩu của công ty này đều đáp ứng nhu cầu về chất lượng hàng hóa cũng như các giấy tờ nhập khẩu, tờ khai hải quan và các quy định của Bộ Công thương.

Theo NTD