Hôi miệng: Dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh nguy hiểm chết người

Vệ sinh răng miệng sai cách không chỉ là nguyên nhân duy nhất gây hôi miệng. Trong nhiều trường hợp, hôi miệng còn là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh nguy hiểm.

Thông thường, chúng ta đều cho rằng hôi miệng là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, hay ăn phải những loại thực phẩm có mùi đặc trưng. Tuy nhiên, y học hiện đại đã chứng minh rất nhiều loại bệnh như gan, phổi, dạ dày,… cũng có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng. Do đó, bạn nên biết những căn bệnh gây ra tình trạng hôi miệng sau đây để kịp thời phát hiện và có phương pháp điều thích hợp nhất.

hoi-mieng-dau-hieu-canh-bao-cua-nhieu-can-benh-nguy-hiem-chet-nguoi

Hôi miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau (Ảnh minh họa)

Viêm amidan

Viêm amidan cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hơi thở có mùi hôi. Khi bị viêm amidan, hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi nảy nở hơn mức bình thường khiến miệng trở nên nặng mùi.

Ngoài ra, khi amidan bị viêm nặng sẽ xuất hiện các nốt mủ, đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để biết rõ về tình trạng sức khỏe hiện tại và điều trị bệnh kịp thời, nhờ đó mùi hôi miệng cũng sẽ biến mất.

Bệnh viêm loét dạ dày

Theo các nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn helicobacter pylori- một thủ phạm gây nên bệnh viêm loét dạ dày cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng hơi thở có mùi hôi. Khi gặp dạ dày gặp trục trăc, hoạt động tiêu hóa thức ăn cũng trở nên kém đi, do đó thức ăn bị tồn đọng và lên men gây ra mùi hôi khó chịu.

Nếu có các dấu hiệu như hôi miệng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng hay đau bụng dữ dội khi đói... bạn nên sớm đến bệnh viện để điều trị.

Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men hay còn có tên gọi khác là tưa miệng, bởi nó ảnh hưởng đến miệng và tạo ra các đốm trắng trên cổ họng và lưỡi. Nhiễm trùng được tạo ra bởi một loại vi khuẩn có tên Candida Albicans, sinh sống tự nhiên trong miệng và được kiểm soát bởi hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn này sẽ nhanh chóng lây lan và gây ra nhiễm trùng. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của tình trạng này là gây ra mùi khó chịu cho hơi thở và các đốm trắng ở cổ họng.

Suy gan

 Khi bị suy gan, chức năng trao đổi của gan sẽ kém đi, chức năng phân giải độc tố thấp dẫn đến amoniac trong máu tăng cao, làm cho miệng thở ra mùi hôi thối.  Thường có mùi tanh như cá và kèm theo các dấu hiệu như nước tiểu sậm màu, khó tiểu, đau thắt lưng...

Bệnh viêm xoang

Khi bạn phát hiện thấy hơi thở có mùi hôi, đi kèm cùng các triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu, trong miệng có dịch mủ chảy xuống... thì đây được xem là một trong những dấu hiệu thông thường của bệnh viêm xoang. Khi mắc bệnh viêm xoang, khoang mũi sẽ bị nhiễm trùng tạo ra những ổ mủ. Dịch mủ tích tụ lâu ngày tại đây sẽ theo họng chảy xuống đường hô hấp bên dưới và khiến người bệnh thở ra mùi hôi khó chịu. Nếu phát hiện sớm và điều trị bệnh đúng cách, bạn sẽ lấy lại được hơi thở thơm tho nhanh chóng.

Nguy cơ mắc bệnh thận

Thận gặp vấn đề đồng nghĩa với việc lọc chức năng thải không còn hiệu quả, vì thế độc tốt sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể. Nitơ chính là thủ phạm chính gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi. Do đó, khi hơi thở của bạn có mùi và kèm theo các triệu chứng như: nước tiểu màu sẫm, hay tiểu đêm, tiểu dắt, đau thắt lưng,…thì lúc này bạn nên đi khám để kịp thời chữa trị.

Theo GiaDinhVietNam