Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh gánh nợ 3.000 tỷ và lỗ luỹ kế gần 400 tỷ vì thuế

Mặc dù lãi ròng nửa niên độ 2019 mang về cho “người tình tin đồn“ ca sỹ Mỹ Tâm gần 25 tỷ đồng, song bài toán mất cân đối dòng vốn, gánh nặng nợ vay với trên 3.000 tỷ đồng và khoản lỗ luỹ kế gần 400 tỷ sau cú sốc thuế chống bán phá giá cá tra lần thứ 14 (POR14) tiếp tục là bài toán khó mà Hùng Vương của ông Dương Minh Ngọc phải đối diện

Thuỷ sản Hùng Vương (HVG) của ông Dương Ngọc Minh vừa công bố BCTC hợp nhất quý II.2019 (31.12.2018-31.3.2019) với doanh thu đạt 1.302 tỷ đồng, giảm 43% với mức 2.292 tỷ cùng kỳ so với cùng kỳ năm 2018.

Giá vốn giảm tương ứng, nhưng mức giảm nhanh hơn giúp cho lợi nhuận gộp của Hùng Vương tăng lên 156 tỷ (tăng 32% so với cùng kỳ).

Nửa niên độ lãi ròng 25 tỷ, vay nợ 3.000 tỷ đồng

Hoạt động tài chính của Hùng Vương được cải thiện và mang về 1,4 tỷ đồng so với mức âm 76 tỷ cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí tài chính, chủ yếu là chi phí lãi vay cũng giảm mạnh từ 111 tỷ về mức 64 tỷ đồng.

Hoạt động liên doanh liên kết cũng giảm lỗ so với cùng kỳ chỉ còn lỗ 8 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tiết giảm mạnh chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Kết quả, Hùng Vương của "người tình tin đồn" ca sỹ Mỹ Tâm, Dương Ngọc Minh báo lãi 6,1 tỷ đồng, khả quan hơn nhiều so với mức lỗ đến 387 tỷ cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ là 6,7 tỷ đồng.

Luỹ kế 2 quý (1.10.2018-31.3.2019), Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh ghi nhận doanh thu 2.647 tỷ, giảm một nửa so với mức 4.992 tỷ cùng kỳ năm ngoái. Tương ứng mức lợi nhuận gộp 311 tỷ đồng.

Trong giai đoạn này, doanh thu xuất khẩu của Hùng Vương giảm mạnh từ 2.219 tỷ xuống còn 879 tỷ đồng. Doanh thu nội địa giảm từ 2.774 tỷ về 1.768 tỷ đồng, tương ứng giảm 60% so với cùng kỳ.

hung-vuong-cua-ong-duong-ngoc-minh-ganh-no-3-000-ty-va-lo-luy-ke-gan-400-ty-vi-thue

Cơ cấu doanh thu nội địa cũng có sự dịch chuyển lớn, mảng thủy sản mang về doanh số lớn nhất trong khi mảng thức ăn chăn nuôi giảm mạnh do Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh đã bán công ty Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng.

Cụ thể, doanh thu thủy sản tăng đột biến lên 75% so với cùng kỳ từ 350 tỷ lên 1.409 tỷ đồng. Ngược lại, nguồn thu từ thức ăn chăn nuôi giảm hơn 127 lần, chỉ còn 13 triệu đồng. Doanh thu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, phụ phẩm… cũng giảm đáng kể.

Dù vậy, nhờ giá vốn và các chi phí hoạt động giảm mạnh giúp Hùng Vương của ông Dương  Ngọc Minh báo lãi 27,6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm tài chính 2019. Lãi ròng công ty mẹ gần 25 tỷ, cải thiện nhiều so với mức lỗ 377 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Hùng Vương trong 2 quý vừa qua âm xấp xỉ 107 tỷ đồng. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái dương 557 tỷ.

Tính đến thời điểm 31.3.2019, Hùng Vương của "người tình tin đồn" ca sỹ Mỹ Tâm, Dương  Ngọc Minh, có 8.827 tỷ tài sản với 6.991 tỷ tài sản ngắn hạn và 1.836 tỷ tài sản dài hạn. Trong đó, tài sản ngắn hạn được ghi nhận tại khoản phải thu với 4.752 tỷ và 1.809 tỷ hàng tồn kho.

Đáng chú ý, cuối tháng 3.2019, nợ phải trả của Hùng Vương tiếp tục tăng thêm khoảng 200 tỷ đồng so với thời điểm 1.10.2018. Trong đó nợ ngắn hạn 6.481 tỷ (chiếm 93% tài sản ngắn hạn) và nợ dài hạn 149 tỷ đồng.

hung-vuong-cua-ong-duong-ngoc-minh-ganh-no-3-000-ty-va-lo-luy-ke-gan-400-ty-vi-thue

Trong đó, tổng vay nợ tài chính của HVG mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn 3.088 tỷ đồng, chiếm 35% tổng nguồn vốn. Hiện, Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh đang nợ ngắn hạn ngân hàng 2.969 tỷ đồng, vay nhiều nhất tại BIDV với hơn 1.935 tỷ đồng, kế tiếp là Vietcombank với 602 tỷ. Trong đó, nợ đến hạn trả của doanh nghiệp hơn 54,5 tỷ đồng. Tại thời điểm 31.3, vốn chủ sở hữu Hùng Vương vào mức 2.197 tỷ, lỗ lũy kế hơn 398 tỷ đồng.

Cú sốc POR14 và vòng xoáy nợ nần của “Vua cá tra”

Câu chuyện của "Vua cá tra" Dương Ngọc Minh bắt đầu từ khi doanh nghiệp này đang là cái tên dẫn đầu thị trường. Theo bản cáo bạch năm 2009, Hùng Vương của "người tình tin đồn" ca sỹ  Mỹ Tâm là một trong những doanh nghiệp lớn ngành thủy sản và là doanh nghiệp đứng đầu với riêng dòng sản phẩm cá tra. Được đà từ thị trường, kết quả kinh doanh của Hùng Vương tăng nhanh sau khi lên sàn chứng khoán.

Từ mức 3.100 tỷ đồng năm 2009, doanh thu của "Vua cá tra" tăng lên hơn gấp đôi sau đó hai năm và đến năm 2016 đã vượt mốc 18.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy nhắm đến mục tiêu trở thành công ty dẫn đầu cũng kéo "Vua cá tra" vào vòng xoáy nợ nần. Nợ vay của công ty tăng nhanh không kém gì tốc độ tăng của doanh thu và đỉnh điểm năm 2016, khoản mục này tăng lên gần 9.000 tỷ đồng.

hung-vuong-cua-ong-duong-ngoc-minh-ganh-no-3-000-ty-va-lo-luy-ke-gan-400-ty-vi-thue

Kết quả kinh doanh của Hùng Vương bắt đầu đi xuống khi lợi nhuận liên tục bị lãi vay ăn mòn. Từ mức lãi sau thuế hơn 400 tỷ năm 2014, hai năm sau lợi nhuận của "Vua cá tra" đã về con số âm.

Chưa hết, mới đây nhất cú sốc mang tên POR14 (đợt xem xét hành chính lần thứ 14 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ). Cụ thể, theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mức thuế cuối cùng của POR14 đối với Thủy sản Hùng Vương là 3,87 USD/kg. Kết quả này gây “sốc” đối với Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh và cổ đông khi kết quả sơ bộ được công bố trước đó là 0USD/kg, tức cá tra của Hùng Vương dự kiến sẽ được miễn thuế khi xuất khẩu vào Mỹ.

Ngoài ra, mức thuế áp cho NTSF Seafood vẫn giữ ở 1,37 USD/kg, không thay đổi so với mức thuế sơ bộ đã công bố trước. Trong khi đó, tại đại hội cổ đông thường niên 2019, Chủ tịch Hùng Vương Dương Ngọc Minh đã khẳng định rằng khả năng đạt được mức thuế tốt nhất cho Hùng Vương lên tới 80%, 20% còn lại là rủi ro về chính trị. Hùng Vương đã chuẩn bị rất kỹ cho hồ sơ và thuế đợt POR 14, gồm nhiều luật sư, công ty chuyên phân tích số liệu, tổng vốn bỏ ra cho đợt xem xét POR14 lần này lên đến 2 triệu USD.

hung-vuong-cua-ong-duong-ngoc-minh-ganh-no-3-000-ty-va-lo-luy-ke-gan-400-ty-vi-thue

"Người tình tin đồn" ca sỹ Mỹ Tâm, Dương Ngọc Minh tự tin Hùng Vương sẽ quay trở lại thời kỳ 2010-2011 và kế hoạch kinh doanh năm 2019 (doanh thu 4.400 tỷ đồng và lợi nhuận 100 tỷ đồng) là kịch bản xấu nhất không bao gồm kết quả POR14. Nếu kết quả POR14 khả quan, ông Dương Ngọc Minh khẳng định rằng Hùng Vương sẽ quay về mục tiêu 20.000 tỷ doanh số/năm vào năm 2020, thậm chí sẽ mua lại cổ phần VTF đã bán cho Vingroup để phát triển lâu dài.

Sau hai năm 2016-2017 thua lỗ trên 700 tỷ đồng, Hùng Vương đã phải liên tục bán tài sản và thoái vốn tại các công ty con trong năm 2018. Như vậy, với mức thuế 3,87USD/kg áp cho cá tra xuất khẩu vào Mỹ trong lần xem xét này, Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn với kế hoạch tái cơ cấu và phát triển trở lại trong giai đoạn sắp tới.

Theo DanViet