Khi bạn muốn trị giun mà không cần uống thuốc

Những ngày qua, thông tin về bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn khiến không ít người lo ngại. Tuy nhiên, nếu không muốn dùng thuốc tây y các bạn có thể áp dụng những cách trị giun sán hiệu quả với các nguyên liệu rẻ tiền này.

khi-ban-muon-tri-giun-ma-khong-can-uong-thuoc

Khi bị nhiễm giun sán, cơ thể thường có biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, nôn và buồn nôn... Một số trường hợp ấu trùng giun sán lạc chỗ, có thể chui lên mắt, não gây các biến chứng nặng nề hoặc tử vong nếu không được phát hiện sớm. Trẻ bị giun sán thường biếng ăn, còi cọc, kém phát triển, thiếu máu, chậm lớn, tóc thưa rụng, dẫn đến "bụng ỏng, đít teo". Thai phụ có thể suy dinh dưỡng, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi... Những người cao tuổi sức khỏe yếu, nếu nhiễm giun còn có thể gây nên tình trạng suy nhược nghiêm trọng. Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm giun sán. Tuy nhiên, nếu không muốn dùng thuốc tây y, nhất là nhiều bà bầu và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không sử dụng được thuốc tẩy giun, có thể dùng một số loại rau, củ, quả dưới đây để tẩy giun sán hiệu quả.

Cà rốt

Cà rốt tươi giàu chất xơ, có thể giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn. Các nhà nghiên cứu không biết liệu cà rốt có trực tiếp chống lại giun kim hay không, nhưng nó có thể giúp đẩy giun kim ra khỏi ruột. Trừ khi bị dị ứng với cà rốt, còn không thì bạn ăn cà rốt như một bài thuốc an toàn tại nhà. Tốt nhất là rửa cà rốt trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn và thuốc trừ sâu.

khi-ban-muon-tri-giun-ma-khong-can-uong-thuoc

Đu đủ

Đu đủ là trái cây cung cấp nhiều chất xơ, folate, vitamin A, C và E. Nó cũng chứa lượng nhỏ can-xi, sắt, riboflavin, thiamine và niacine. Trong điều trị giun kim, bạn có thể ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3-5 ngày. Tuy nhiên, các tài liệu Đông y cho thấy chính nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán.

khi-ban-muon-tri-giun-ma-khong-can-uong-thuoc

Nhựa đu đủ có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc. Lưu ý, người mắc bệnh loét dạ dày và trẻ em không nên dùng loại thuốc trên để tránh gặp sự nguy hiểm. Ngoài ra, quả đu đủ còn rất giàu chất chống ô-xy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngừa cảm cúm.

Dầu dừa

Dừa là một loại trái cây chứa rất nhiều dinh dưỡng và các chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là thành phần chất bão hòa tự nhiên có trong chúng. Thêm dầu dừa tinh khiết vào các món chúng ta ăn hàng ngày, chúng sẽ giúp đẩy một số kí sinh trùng đường ruột ra khỏi cơ thể rất hiệu quả. Dầu dừa còn giúp giải độc hệ tiêu hóa và có thể ngăn chặn sự phát triển của sán dây.

khi-ban-muon-tri-giun-ma-khong-can-uong-thuoc

Nha đam

Loại thảo dược này được biết đến với vô vàn công dụng khác nhau, từ trị vết bỏng đến chữa tê cóng chân tay. Nha đam cũng được sử dụng như một biện pháp để tiêu diệt những kí sinh trùng cứng đầu ra khỏi đường ruột. Chúng ta có thể tìm thấy nha đam trong nhiều sản phẩm khác nhau, phổ biến nhất là nước trái cây, hay dưới dạng gel, bột và viên nén. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên thận trọng và tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nha đam để điều trị.

khi-ban-muon-tri-giun-ma-khong-can-uong-thuoc

Hạt bí ngô

Sử dụng hạt bí ngô cũng là một trong các cách tẩy giun cho trẻ rất hiệu quả mà các mẹ có thể tin tưởng. Hạt bí ngô có chứa các a-xít amin, a-xít béo không bão hòa, carbohydrate và nhiều vitamin B, C, D, E, K cùng những khoáng chất can-xi, ka-li, phốt pho. Ăn hạt bí ngô giúp điều trị ký sinh trùng như giun, sán rất hiệu quả. Theo dân gian, khi trẻ bị giun, người ta thường cho con dùng hạt bí ngô khi đói bụng để có thể tẩy được giun, sán.

khi-ban-muon-tri-giun-ma-khong-can-uong-thuoc

Tẩy giun bằng củ tỏi

Tỏi có lẽ là loại thực phẩm đa chức năng nhất trong danh sách dưới đây. Ngoài là gia vị cho các món ăn, chúng còn là một loại thảo mộc tác dụng mạnh như một liều thuốc. Ăn tỏi đặc biệt hữu ích trong việc thải ký sinh trùng như giardia và giun đũa ra khỏi cơ thế.

khi-ban-muon-tri-giun-ma-khong-can-uong-thuoc

Ngải cứu

Ngoài khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giải quyết các vấn đề túi mật, hay chữa chứng mất cảm giác ngon miệng, cây ngải cứu còn là phương tiện hiệu quả chống lại sự phá hoại của giun tròn và các loại ký sinh trùng khác. Ngải cứu thường được uống dưới dạng trà, nhưng để đạt hiệu quả như mong muốn, người ta thường sử dụng tinh dầu ngải cứu để chống lại các chứng bệnh nhiễm kí sinh trùng.

khi-ban-muon-tri-giun-ma-khong-can-uong-thuoc

Lựu

Vỏ lựu thường được sử dụng như một phương thuốc hiệu quả cho người bị tiêu chảy và bệnh lỵ. Đây cũng là điều kiện để chúng giúp cơ thể loại bỏ kí sinh trùng đường ruột. Người ta thường dùng vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô, hoặc dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô nấu nước dùng trị giun sán. 

khi-ban-muon-tri-giun-ma-khong-can-uong-thuoc

Giun là một loài ký sinh trùng sống nhờ vào một sinh vật khác, trong đó có con người. Nguyên nhân nhiễm giun phổ biến nhất là uống nước hoặc ăn thức ăn bị ô nhiễm. Bất kỳ ai cũng có thể mắc giun sán. Giun sán có rất nhiều loại chẳng hạn như sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo, sán máng, sán gạo heo… Chúng có thể ký sinh ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể như não, cơ, gan... gây nên những mối nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi dùng bất kì phương pháp trị bệnh nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé. Để tránh tình trạng giun sán tấn công các bạn cũng nên tẩy giun theo định kì 6 tháng/ lần nữa nhé!

Ảnh: Thethaovanhoa

Theo Bestie